Gout là một trong những căn bệnh phổ biến và được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Cụ thể, nguyên nhân gây gout là gì? Bệnh gout có di truyền không? Bệnh gout có lây được không? Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên.
- Nguyên nhân gây bệnh gout
Để biết được bệnh gout có lây được không và bệnh gout có di truyền không, trước tiên chúng cần tìm hiểu những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

Nguyên nhân hình thành bệnh gout bao gồm:
Do bất thường về enzyme
Một số bất các thường về enzyme có khả năng gây nên bệnh gout. Cụ thể, sự thiếu hụt một phần hoặc hoàn toàn các enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric sẽ gây sự rối loạn trong chuyển hóa các chất. Khi đó, các acid uric sẽ được sản sinh nhiều hơn và hình thành bệnh gout.
Nguyên nhân này có thể làm bệnh gout xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ hoặc tới khi trưởng thành bệnh mới bộc phát.
Do yếu tố di truyền
Các nhà khoa học đã tìm ra những trục trong gen có thể là nguyên nhân hình thành nên bệnh gout. 5 gen bất thường được xác định là có liên quan gây nên bệnh gout bao gồm: HGPRT1, Glc6 – photphat tại gan, 3 gen PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3 có trong tinh hoàn. Do đó, số người bị bệnh gout ở nam giới hiện nay cao hơn so với nữ giới.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh gout. Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có chứa thành phần giàu nhân purin sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Khi vào trong cơ thể, các chất purin sẽ bị phân hủy nhờ enzyme giải phóng ra các acid uric vào máu, từ đó làm tăng hàm lượng acid uric vượt quá mức cho phép gây nên bệnh gout.
Một số loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout gồm có:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt dê, thịt gà tây…
- Các loại hải sản như tôm, cua, cá biển (cá ngừ, cá trích, cá thu, cá nục), hải sâm, bạch tuộc, sứa…
- Một số thực vật có chứa nhiều nhân purin như đậu hà lan, đậu nành, măng tây,…
Bệnh về thận dẫn đến bệnh gout
Một số bệnh xảy ra ở thận gây suy thận là nguyên nhân của bệnh gout. Lý do là bởi hàm lượng acid uric trong máu được đào thải chủ yếu qua thận, khi thận bị suy giảm chức năng đào thải, hàm lượng acid uric bị giữ lại trong máu và tích tụ ngày càng cao hơn gây nên bệnh gout.
Một số căn bệnh khác
Một số căn bệnh có thể bệnh gout phải kể đến như bệnh thiếu máu tán huyết, bệnh bạch cầu mạn tính, máu nhiễm mỡ, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid…. Vì vậy, người bị bệnh gout cần thực hiện các xét nghiệm liên quan để kiểm soát khả năng làm bệnh nặng lên.
Sử dụng rượu bia, chất kích thích
Mặc dù rượu, bia, chất kích thích không phải là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều purin nhưng lại làm giảm khả năng đào thải acid uric qua ống thận và làm suy giảm chức năng gan, thận. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế sử dụng rượu, bia để phòng tránh bệnh gout.
- Bệnh gout có di truyền không?
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh gout, chúng ta có thể xác định được bệnh gout có di truyền không.
Bệnh gout hình thành do tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa purin gây ra. Trong đó, yếu tố di truyền cũng được xem là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Các nghiên cứu đã khẳng định có tới 5 gen liên quan gây bệnh gout. Vì vậy, bạn có khả năng cao mắc bệnh gout nếu có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh này.
Theo thống kê, tỷ lệ người bị bệnh gout qua di truyền chiếm khoảng 25%. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh gout, nguy cơ người con mắc bệnh chiếm tới 45%. Hơn thế, những cặp sinh đôi cùng trứng có khả năng mắc gout do di truyền cao hơn người bình thường gấp 3 lần.
Xem Thêm: bệnh gout có nguy hiểm không?
- Bệnh gout có lây được không?
Bệnh gout có lây được không là thắc mắc của nhiều người. Các nghiên cứu đã khẳng định, bệnh gout không lây nhiễm như các căn bệnh khác.
Đây không phải là bệnh truyền nhiễm mà nó có liên quan đến rối loạn chuyển hóa, do thói quen ăn uống. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người bị gout.
- Làm thế nào để phòng tránh bệnh gout?

Thực phẩm là nguyên nhân khởi phát của bệnh gout. Vì vậy, chế độ ăn uống hợp lý là một trong những cách hiệu quả để phòng tránh căn bệnh này:
- Bổ sung chất xơ cho cơ thể, các loại rau, trái cây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú mà và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn nên hạn chế hoa quả chứa nhiều vitamin C để tránh việc kết tủa muối Urat Natri nhiều hơn.
- Bổ sung 2 – 3 lít nước cho cơ thể hằng ngày, nước sẽ pha loãng nồng độ acid uric trong máu.
- Tạo lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế chất kích thích như bia, rượu, cà phê.
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm béo để giảm bớt sức nặng cho các khớp.
- Không nhịn đói để giảm cân vì việc nhịn đói sẽ khiến chất axit uric trong máu càng tăng.
Chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc về bệnh gout có lây được không, căn bệnh này có di truyền hay không cùng các cách cơ bản để phòng tránh căn bệnh này. Hãy lưu ý những vấn đề trên để có một sức khỏe thật tốt.