Bệnh gout có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh gout là gì?

Bệnh gout phát hiện càng muộn thì càng khó khăn trong quá trình điều trị. Bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vậy các biến chứng của bệnh gout là gì? Bệnh gout có chữa được không? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích ngay sau đây.

  1. Nguyên nhân gây bệnh gout

Gout là căn bệnh xương khớp phổ biến, bệnh được hình thành do nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân chính sau đây:

  • Yếu tố bẩm sinh: Bệnh gout do bẩm sinh thường hiếm gặp nhưng lại tiến triển rất nặng. Khi bị bệnh, cơ thể người bệnh tăng quá trình tổng hợp sản xuất acid uric, đồng thời giảm quá trình loại bỏ chất này.
  • Nguyên nhân nguyên phát: Bệnh gout xuất phát từ các yếu tố bên trong cơ thể như gen, di truyền, cơ địa…
  • Nguyên nhân thứ phát: Là tình trạng bệnh xuất hiện do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như sử dụng quá nhiều thức ăn chứa purin, chất đạm, lạm dụng rượu bia…

Dù bệnh xuất phát từ nguyên nhân nào, người bệnh cũng cần hết sức thận trọng để tránh khỏi những biến chứng của bệnh gout.

Bệnh gout gây đau đớn cho bệnh nhân và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  1. Bệnh gout có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh gout?

Vậy bệnh gout có nguy hiểm không? Gout là một căn bệnh được nhận biết sớm, chúng gây những cơn đau khớp dữ dội và những biến chứng nguy hiểm. Có thể khẳng định, bệnh gout có nguy hiểm, những ảnh hưởng do gout gây ra khiến cả sức khỏe thể xác và tinh thần của người bệnh bị suy giảm.

Biến chứng của bệnh gout thường gặp là:

  • Các hạt tinh thể tophi lắng đọng ngoài vị trí các xương, tồn tại trên các mô mềm gây bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, suy thận…
  • Khi bệnh tiến triển nặng, các hạt tophi tăng nhanh về kích thước và có thể vỡ khi cử động khớp, gây tình trạng nhiễm trùng, viêm khớp.
  • Bệnh gout làm biến dạng các khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận của các khớp xương, đồng thời gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
  • Các khớp xương bị phá hủy dẫn đến tàn phế, người bệnh phải tháo khớp nếu nhiễm trùng quá nặng, khớp xương bị hoại tử.
  • Việc sử dụng các loại thuốc điều trị gout có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến máu và hệ tiêu hóa của người bệnh.
  • Việc ứ đọng acid uric trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não… dẫn đến tử vong.
  • Bệnh gout là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh liên quan, khiến sức khỏe của người bệnh suy yếu, quá trình điều trị bệnh tốn kém, khó khăn.

Biến chứng của bệnh gout hết sức nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà phải thăm khám định kỳ, điều trị triệt để ngay cả khi các triệu chứng đã suy giảm.

  1. Bệnh gout có chữa được không?
Phát hiện sớm bệnh gout sẽ giúp ích cho quá trình điều trị.

Bệnh gout có chữa được không? Làm thế nào để điều trị căn bệnh này?

Con số tử vong của bệnh gout chỉ chiếm 3%, vì vậy có thể khẳng định bệnh gout có thể chữa khỏi. Tuy nhiên bệnh gout cũng có thể tái phát nếu người bệnh không xây dựng một thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý.

Để điều trị bệnh gout, bạn cần lưu ý các phương pháp sau:

Điều trị y tế

  • Phương pháp nội khoa: Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm acid uric máu… Phương pháp này có thể mang đến hiệu quả tức thì nhưng nếu ngưng thuốc hoặc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bệnh sẽ tái phát nghiêm trọng hơn.
  • Phương pháp ngoại khoa: Các bệnh nhân bị gout mãn tính, các cục tophi phát triển lớn làm biến dạng các khớp cần được phẫu thuật để làm sạch các tinh thể muối urat.

Thay đổi chế độ ăn uống

Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh gout chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, bên cạnh cách điều trị bằng y khoa, người bệnh còn cần thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Người bị gout cần lưu tâm các vấn đề sau trong thực đơn của mình:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như cá, hải sản, nội tạng động vật, đậu đỗ…
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, rau quả, phomat…
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng đào thải acid uric.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có vị chua bởi những thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể.
  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric của thận.
  • Giữ cân nặng hợp lý, người thừa cân, béo phì cần có chế độ giảm cân khoa học, tránh giảm cân đột ngột và không nên nhịn ăn để giảm cân.
  • Không ăn các loại thực phẩm chế biến từ cacao, socola…
  • Giảm hàm lượng đạm cung cấp cho cơ thể, chỉ 150 mg/ngày.
  • Kết hợp vận động, tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.

Bệnh gout có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh gout và các lưu ý? Tất cả đã được giải đáp trong bài viết. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ và nghiêm khắc với bản thân, duy trì chế độ ăn uống hợp lý để chữa trị gout một cách triệt để, tránh những biến chứng nguy hiểm. Chúc các bạn sớm cải thiện được tình trạng bệnh của mình.