Bệnh gout: Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh gout

Sưng, đau, viêm khớp, nóng rát… là những triệu chứng bệnh gout thường gặp. Cụ thể, các triệu chứng này xuất hiện như thế nào? Khi nào bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính? Làm thế nào để nhận biết bệnh sớm? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

  1. Dấu hiệu bệnh gout thường gặp
Bệnh gout gây sưng, đau, viêm các khớp.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh gout sẽ giúp người bệnh nhanh chóng điều trị dứt điểm được căn bệnh này. Do đó, chúng ta cần cảnh giác với những dấu hiệu bất thường sau:

  • Đau khớp dữ dội: Các cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện ở các khớp ngón chân, sau đó lan ra bàn chân, mắt cá chân, đầu khối, cổ tay và bàn tay.
  • Viêm sưng khớp, tấy đỏ: Các khớp bị tổn thương sẽ bị sưng, viêm, mềm, có màu đỏ và nóng. Thậm chí, có bệnh nhân gout còn có triệu chứng sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C, kèm theo đó là trạng thái mệt mỏi, rét run.
  • Khó chịu, mệt mỏi: Các cơn đau dữ dội và kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu sau vài giờ sử dụng thuốc giảm đau.
  • Khả năng vận động hạn chế: Người bị bệnh gout sẽ bị giảm khả năng vận động bởi sự di chuyển của các khớp bị giảm.

Người bệnh cần lưu ý các triệu chứng bệnh gout có thể hết trong 1 – 2 tuần, tuy nhiên bệnh lại có thể tái phát và chuyển sang giai đoạn mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, không nên chủ quan với bệnh gout, người mắc bệnh nên thăm khám điều trị triệt để căn bệnh này.

  1. Triệu chứng bệnh gout mãn tính

Bệnh gout nếu không phát hiện sớm và không được điều trị đúng cách thì rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Triệu chứng bệnh gout mãn tính bao gồm:

  • Các cơn đau dữ dội và kéo dài: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, các cơn đau khớp sẽ trở nên dữ dội và kéo dài hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Bên cạnh đó, vùng da quanh khớp không còn sưng đỏ mà chuyển sang màu tím đỏ.
  • Sưng viêm: Người bệnh sẽ nhận thấy dấu hiệu sưng túi dịch đệm, viêm sưng đỏ các khớp.
  • Xuất hiện nốt tinh thể (hạt tophi) quanh khớp: Khi các acid uric – nguyên nhân gây bệnh gout không được chế, các khớp sẽ xuất hiện các cục tophi. Hạt tophi ban đầu mềm sau cứng và tăng nhanh kích thước.
  • Các khớp xương bị phá hủy: Các hạt tophi phát triển quá lớn sẽ gây dính khớp, phá hủy các khớp xương khiến người bệnh tàn phế suốt đời.

Một số biểu hiện ngoài khớp:

  • Urat lắng đọng ở thận: Urat có thể lắng đọng rải rác ở nhu mô thận gây viêm nhiễm bể thận hoặc không gây triệu chứng rõ rệt. Ngoài ra, urat lắng đọng còn gây sỏi niệu quản, dẫn đến viêm nhiễm, suy thận.
  • Urat lắng đọng ở một số cơ quan khác: Bao gồm gân, túi thanh dịch, chèn ép dây thần kinh, ngoài da, móng tay, móng chân, màng ngoài tim, cơ tim…
Các cục tophi tăng nhanh về số lượng và kích thước.

Ngoài các dấu hiệu bệnh gout phổ biến kể trên, người bệnh còn có gặp một số triệu chứng khác như người lạnh, thường xuyên khát nước, táo bón,… Người bị gout mãn tính còn có thể gặp phải nhiều bệnh liên quan như viêm thận, đột quỵ…

  1. Cách phòng tránh bệnh gout

Bệnh gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, thậm chí còn gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm. Vì vậy, tất cả chúng ta đều cần có những biện pháp để phòng tránh căn bệnh này. Cách phòng tránh bệnh gout không khó, bạn chỉ cần lưu ý các điều sau:

  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể: Nước có vai trò giúp cơ thể loại bỏ acid uric, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Việc giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu, đồng thời làm giảm áp lực sức nặng cho các khớp. Tuy nhiên, cần lưu ý chế độ ăn uống khoa học chứ không nhịn đói để giảm cân, nhịn đói sẽ khiến acid uric tăng cao.
  • Hạn chế ăn đạm động vật: Các thực phẩm như nội tạng động vật, cá trích, cá thu, sò, trai… có chứa nhiều purin và các loại đồ ăn cay, nóng nên được hạn chế. Thay vào đó, chúng ta cần ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat.
  • Tăng cường các loại thực phẩm chứa ít purine: Các loại thực phẩm bao gồm ngũ cốc, các loại hạt, rau quả… có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Đặc biệt, quả anh đào và mâm xôi rất có ích trong việc phòng chống bệnh gout.
  • Hạn chế rượu, bia, đồ uống có ga: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 1 lít bia trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên tới 2,5 lần. Vì vậy, cần hạn chế các loại đồ uống này để bảo vệ xương khớp khỏi căn bệnh nguy hiểm.
  • Tập luyện thể thao: Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp con người nâng cao sức khỏe, phòng tránh các căn bệnh, trong đó có gout.
  • Ngoài ra, mọi người cần tránh làm việc quá sức, ăn uống quá nhiều, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hay táo bón để tránh nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Tất cả mọi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần. Đặc biệt, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh gout, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Hãy ghi nhớ ngay các cách phòng tránh bệnh gout kể trên để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Tìm hiểu thêm các kiến thức về sức khỏe tại website benhviemkhop.org.