Bệnh Gút có ăn được thịt gà không ?

Thịt gà là một thực phẩm quen thuộc trong gian bếp của người Việt vì có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều người cho rằng thịt chính là kẻ thù số một của người bệnh Gút, vậy thịt gà có ngoại lệ không? Người bị bệnh Gút có ăn được thịt gà không? Cùng Benhviemkhop.org giải đáp những băn khoăn này trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Thịt gà là thực phẩm giàu protein, ít natri, đường và hoàn toàn không chứa tinh bột. Thịt gà cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất lành mạnh, bao gồm vitamin B với chức năng chống oxy hóa và các khoáng chất cần thiết như selen và phốt pho.

Hàm lượng dinh dưỡng trong 85 gram ức gà không xương, không da bao gồm: 128 calo, 2.7g chất béo, 44mg Natri, 0g chất xơ, 0g đường, 26g chất đạm.

Khác với các loại thịt đỏ hay thịt các loại gia cầm khác, phần ức gà chứa một loại protein động vật rất phù hợp với chế độ ăn của những người muốn duy trì cân nặng, giảm cân và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác.

Đối với người bị Gút thì việc duy trì cân nặng rất quan trọng. Béo phì sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh Gút và khiến những người bệnh sẽ đối diện với những triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Người bị bệnh Gút có ăn được thịt gà không?

Nhiều người cho rằng bệnh nhân Gút chỉ cần kiêng những loại thịt đỏ, còn những loạt thịt trắng như thịt gà có thể ăn thoải mái. Tuy nhiên, tất cả các loại thịt đều chứa nhân Purin và thịt gà cũng nằm trong số đó. Nhân Purin trong thực phẩm chính là nguyên liệu để tạo ra Axit Uric. Khi nồng độ Axit Uric trong máu tăng cao, các muối Urat lắng đọng tại các mô, là nguyên nhân gây ra bệnh Gút. Mặc dù quan điểm người mắc bệnh Gút có thể thoải mái ăn thịt gà là hoàn toàn không chính xác, nhưng họ không cần kiêng thịt gà, có thể ăn với lượng phù hợp.

Bên cạnh chứa hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thịt gà còn có những tác động tốt đối với sức khỏe của người bị Gút:

Bổ sung Phốt pho và chất khoáng

Phốt pho là loại khoáng chất quan trọng giúp thúc đẩy khả năng hoạt động của hệ bài tiết và phát triển xương. Vì vậy, với lượng thịt gà hợp lý, bạn có thể kiểm soát được tình hình bệnh tình của mình tốt hơn

Cung cấp Selanium cần thiết

Hoạt chất Selanium có vai trò cần thiết trong quá trình chuyển hóa của các cơ quan trong hệ bài tiết, gan và thận. Hoạt chất này giúp ngăn chặn quá trình kết tủa Acid Uric, hỗ trợ làm giảm nồng độ Acid Uric trong máu, giúp bệnh nhân Gút kiểm soát được tình trạng bệnh.

Bộ phận nào của gà người bệnh Gút nên ăn?

Mỗi phần trong thịt gà sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng khác nhau. Thịt gà là thực phẩm chứa hàm lượng Purin trung bình, lượng Purin này trên các bộ phận trên gà từ thấp đến cao. Đối với người bị bệnh Gút nên hạn chế ăn các phần nội tạng gà như gan gà.

Sau đây là phần thống kê hàm lượng Purin trong các bộ phận khác nhau trong thịt gà để bạn có lựa chọn hợp lý đối với tình hình sức khỏe của mình.

  • Thịt đùi trên có hàm lượng Purin khoảng 68.8 mg (thấp)
  • Ức gà không chứa da có hàm lượng Purin khoảng 141.2 mg (vừa phải)
  • Cánh gà chứa hàm lượng Purin khoảng 137.5 mg (vừa phải)
  • Chân và đùi gà chứa hàm lượng Purin khoảng 122.9 mg (vừa phải)
  • Gan gà có hàm lượng Purin lớn hơn 300 mg (cao)

Dựa vào lượng Purin trong các phần của thịt gà, bệnh nhân Gút nên lựa chọn các phần thịt ức gà không da, phần đùi trên và các phần thịt nạc không chứa mỡ. Ngược lại, các phần như gan, cánh, cổ, chân là các phần mà người bị Gút không nên ăn vì các bộ phận này chứa lượng Purin từ trung bình đến cao.

Ức gà không da tốt cho người bị bệnh Gút

Cách chế biến thịt gà cho người bị bệnh Gút

Lượng Purin trong thịt gà có thể giảm đi đáng kể nếu được chế biến theo một hướng dẫn phù hợp. Lưu ý đầu tiên khi chế biến thịt gà cho người bị Gút là loại bỏ phần da gà bởi vì phần da thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh và lượng Purin cao. Khi nấu thịt gà, bạn nên nấu chín với nước để giảm lượng Purin trong thịt. Như thế đồng nghĩa với phần nước nấu thịt, luộc thịt gà rất giàu Purin. Vì vậy, người bị Gút nên hạn chế ăn nước luộc gà, nước hầm xương, nước sốt làm từ nước dùng gà.

Gà chiên, rán

Ngoài ra, trong các món gà chiên rán lượng Purin trong gà khá cao. Hàm lượng Purin trong gà hầm cũng không tốt cho người bị Gút. Do đó, bạn nên tránh ăn thịt gà chiên, gà hầm khi mắc phải bệnh Gút.

Người bị Gút không nên ăn gà chiên, rán

Gầ bảo quản ở nhiệt độ thấp và lâu ngày

Hàm lượng Purin trong thịt gà cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và thời gian bảo quản khác nhau. Nhiệt độ bảo quản thấp và thời gian bảo quản ngắn có thể làm giảm hoạt động của enzym và hàm lượng Purin tổng thể trong thịt gà. Người bệnh Gút không nên tiêu thụ thịt gà chế biến sẵn và gà đã được bảo quản trong thời gian quá dài.

Với những thông tin hữu ích trên, hi vọng bạn đã tự trả lời được câu hỏi: “Bệnh Gút có ăn được thịt gà không?” Thịt gà là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng người bệnh Gút cần chú ý cách chế biến một cách phù hợp và cẩn thận nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các loại thực phẩm nên ăn hay không nên ăn với bệnh nhân Gút, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thông tin chính xác nhất!