Loãng xương khiến cho xương bị giòn, mỏng và dễ gãy kể cả khi không gặp chấn thương. Căn bệnh này gây ra hậu quả nghiêm trọng mà ít ai ngờ đến. Vậy triệu chứng bệnh loãng xương là gì? Làm thế nào để sớm nhận biết căn bệnh này?
- Nguyên nhân gây bệnh loãng xương là gì?
Sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương gây hiện tượng mất xương, thay đổi cấu trúc xương… Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh loãng xương.
Cụ thể, những yếu tố dưới đây gây nên các dấu hiệu loãng xương:
- Quá trình lão hóa do tuổi tác: Lão hóa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến loãng xương ở người cao tuổi. Những trường hợp loãng xương do lão hóa được gọi là loãng xương nguyên phát.
- Hormon giới tính: Đây được coi là yếu tố bảo vệ, đồng thời thúc đẩy quá trình tạo xương khi còn trẻ. Khi nồng độ hormon giới tính bị suy giảm, xương sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt phụ nữ tiền mãn kinh bị giảm đột ngột estrogen có nguy cơ cao bị loãng xương.
- Lối sống: Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
- Thiếu canxi: Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không bổ sung đầy đủ làm cho quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mật độ xương giảm sút, xương sớm bị yếu và giòn.
- Tính chất công việc: Người thường xuyên phải mang vác vật nặng, lao động vất vả sẽ dễ bị loãng xương và các bệnh về xương khớp khác.

- Các triệu chứng bệnh loãng xương
Không khó để nhận biết triệu chứng bệnh loãng xương, người bệnh sẽ thấy được các dấu hiệu sau:
- Đau nhức các đầu xương, đau kèm mỏi ở dọc các xương dài, cảm giác như bị châm chích. Các cơn đau ngày càng nặng hơn và không thuyên giảm dù người bệnh đã nghỉ ngơi.
- Dấu hiệu loãng xương là đau thắt ngang cột sống, đau một hoặc cả hai bên mạn sườn do các dây thần kinh liên sườn bị kích thích. Đau kèm triệu chứng co cứng các cơ, giật cơ khi thay đổi tư thế, đau giảm và dễ chịu hơn khi người bệnh nằm yên một chỗ.
- Người bệnh loãng xương bị gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với khi còn trẻ do các đốt sống bị xẹp, lún hoặc gãy lún.
- Ngoài các dấu hiệu loãng xương đau nhức, người bệnh còn nhận thấy một số dấu hiệu toàn thân như cảm giác ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút, đổ mồ hôi một cách bất thường.
- Một số bệnh song hành với các triệu chứng bệnh loãng xương ở người cao tuổi như huyết áp cao, thừa cân, tiểu đường, thoái hóa khớp, bệnh mạch vành…
Vậy bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có gặp phải hậu quả gì?
- Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
Bệnh loãng xương có nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu điều trị muộn, điều trị sai cách.
Cụ thể, biến chứng thường gặp của loãng xương bao gồm:
- Gãy xương: Đây là biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất của căn bệnh loãng xương. Thông thường, người bệnh sẽ dễ bị gãy xương hông, cổ tay, cột sống, cổ xương đùi…
- Ảnh hưởng đến cột sống: Loãng xương đốt sống có thể gây gù lưng, vẹo cột sống, làm giảm chiều cao.
- Giảm khả năng vận động: Xương bị yếu đi khiến khả năng vận động của người bệnh suy giảm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cả tâm lý của người bệnh.
- Đau đớn: Khi bị loãng xương, người bệnh phải chịu các cơn đau kéo dài, dai dẳng làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.
- Khó khăn trong điều trị: Bệnh loãng xương càng nặng thì chi phí càng cao, thời gian điều trị càng dài. Việc điều trị gãy xương cũng rất tốn kém và kéo dài.
Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà phải điều trị triệt để khi nhận thấy các triệu chứng bệnh loãng xương.

- Lưu ý về bệnh loãng xương
Nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu đúng và đủ về bệnh loãng xương. Dưới đây là một số lưu ý về căn bệnh này:
- Loãng xương xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ tien mãn kinh bị suy giảm hormon giới tính. Tuy nhiên, tuổi tác không phải là nguyên nân duy nhất dẫn đến căn bệnh này.
- Hiện nay, bệnh loãng xương gia tăng ở người trẻ do một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, dùng nhiều loại thuốc, do quá trình sinh nở…
- Loãng xương ở người trẻ được gọi là loãng xương thứ phát, bện hình thành do một số căn bệnh như bệnh thận mạn, bệnh nội tiết, bệnh mãn tính về khớp, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…
- Sử dụng các loại thuốc làm mất xương như corticosteroid, thuốc chống co giật… làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
- Lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích, phụ nữ ăn kiêng, che chắn quá kín khi ra ngoài vào buổi sáng sớm khiến da không được hấp thụ vitamin D, canxi từ ánh sáng mặt trời… cũng là lý do khiến bệnh loãng xương xuất hiện.
Loãng xương gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, hãy ghi nhớ những dấu hiệu loãng xương và các lưu ý trên để sớm phát hiện, điều trị tận gốc căn bệnh này.