Bệnh phong thấp là căn bệnh về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh gây những cơn đau nhức khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người thắc mắc căn bệnh phong thấp có lây không và có di truyền hay không? Tính di truyền của bệnh phong thấp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời.
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Trước khi biết bệnh phong thấp có lây không và bệnh phong thấp có di truyền không, cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây nhân căn bệnh này:
- Môi trường sống: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phong thấp. Người sinh sống tại môi trường ẩm thấp, lạnh kéo dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ người mắc bị phong thấp ở miền Bắc nước ta cao hơn ở miền Nam.
- Khả năng di truyền: Dựa theo các nghiên cứu, những người sinh ra trong gia đình mà có bố mẹ hoặc ông bà mắc bệnh, kết hợp với các nguyên nhân gây bệnh khác thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
- Yếu tố nội sinh: Lượng hormone trong cơ thể thay đổi, suy giảm theo thời gian có thể dẫn đến bệnh phong thấp. Thông thường, những phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh là đối tượng dễ bị mắc bệnh vì khi đó một số hormone có sự suy giảm rõ rệt.
- Chấn thương hoặc các biến chứng từ các bệnh xương khớp khác: Đây cũng là nguyên nhân hình thành bệnh phong thấp mà chúng ta cần lưu ý.
- Virus, vi khuẩn: Các nhà khoa học cho rằng một số loại virus như virus cúm, virus Epstein-Barr, virus Parvovoris B19… có thể là tác nhân gây nên căn bệnh phong thấp. Những loại virus, vi khuẩn này tấn công vào các tổ chức mô trơn của khớp xương, từ đó gây ra tình trạng viêm xương khớp.
- Một số nguyên nhân khác: Bệnh phong thấp thường gặp ở những người dân lao động chân tay thường xuyên phải khuân vác, bê vác vật nặng, người nghiện thuốc lá, chất kích thích hoặc người phải chịu đựng khói thuốc suốt nhiều năm, người có chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng….
Bệnh phong thấp có lây không?
Dựa vào những nguyên nhân trên, ta có thể biết được bệnh phong thấp có lây không. Phong thấp là căn bệnh xương khớp khá phổ biến ở những người cao tuổi. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như tê bì, đau nhức ở tay và chân, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm và không thể lây lan từ người này sang người khác.
Thực tế, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh phong thấp. Nhưng cũng có thể khẳng định yếu tố lây nhiễm là hoàn toàn không có ở căn bệnh này.

Bệnh phong thấp có di truyền không? Tính di truyền của bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp có di truyền không? Cũng dựa trên những nguyên cứu về nguyên nhân gây bệnh phong thấp, các nhà khoa học đã chứng minh bệnh phong thấp có liên quan đến yếu tố gen di truyền.
Tính di truyền của bệnh phong thấp được xác định như sau: Nếu trong gia đình hoặc họ hàng có tiền sử mắc căn bệnh phong thấp thì các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh căn bệnh này cao hơn/ Lý do là bởi các thế hệ sau được di truyền một đặc điểm gen liên quan đến căn bệnh này. Bên cạnh đó, cấu trúc xương khớp của những người trong gia đình thường giống nhau nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn so với những người bình thường.
Cách phòng ngừa bệnh phong thấp
Phong thấp là một căn bệnh rất nguy hiểm, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Biết được các nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể tìm ra cách phòng ngừa bệnh từ sớm.
Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh phong thấp, chúng ta cần lưu ý những điều su đây:
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: thường xuyên vận động cơ thể, tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp chúng ta có một hệ xương khớp trở nên dẻo dai hơn, từ đó hạn chế được quá trình lão hóa xương khớp, nâng cao sức bền cho cơ thể. Đặc biệt, những người có đặc thù công việc vận động ít như dân văn phòng, tài xế… cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Việc ăn uống cũng cần phải có sự hợp lý và khoa học. Để phòng ngừa bệnh phong thấp, chúng ta cần tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Thay vào đó, hãy tăng cường các loại trái cây và rau xanh, bổ sung các loại thực phẩm và chế phẩm từ sữa vì chúng chứa hàm lượng canxi cao giúp cho xương khớp của bạn luôn khỏe mạnh.
- Giữ ấm cơ thể: Một trong những nguyên nhân gây bệnh phong thấp là do thời tiết lạnh. Vì vậy, cần lưu ý không ăn mặc quá phong phanh, chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là khi trời trở gió và vào mùa lạnh.
- Hạn chế khuân vác nặng: Chúng ta không nên khuân vác các vật quá nặng hoặc quá cồng kềnh khiến các khớp bị tổn thương. Đồng thời, cần chú ý thực hiện các động tác mang vác theo đúng tư thế.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích và rượu bia: Việc tiêu thụ quá nhiều rượu, bia, chất kích thích sẽ làm cấu trúc tế bào bị phá hủy, làm hẹp mao mạch và là nguyên nhân sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
- Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là điều cần thiết để phát hiện căn bệnh phong thấp từ sớm, từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.
Như vậy, bệnh phong thấp có di truyền và không lây nhiễm. Hãy ghi nhớ các nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng bệnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh phong thấp.