Bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những nguyên tắc không thể bỏ qua khi điều trị bệnh phong thấp. Người bệnh cần bổ sung những dưỡng chất tốt cho xương khớp, đồng thời hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn một số loại thực phẩm có hại. Vậy bệnh phong thấp nên ăn gìbị phong thấp cần kiêng gì?

  1. Bệnh phong thấp nên ăn gì?
Các thực phẩm tốt cho bệnh phong thấp.

Bệnh phong thấp nên ăn gì để mau khỏi? Người bệnh hãy bổ sung ngay những thực phẩm tốt cho bệnh phong thấp sau đây:

Uống nhiều nước và các loại trà thảo dược thanh nhiệt, giải độc

  • Người bị bệnh phong thấp cần uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để đào thải các độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể.
  • Ngoài nước lọc,người bệnh cũng có thể sử dụng các đồ uống tốt như cháo ý dĩ, nước quế chi, nước bách thảo, hay các loại quen thuộc như nước rau má, nước ép cần tây…Các loại trà thảo dược có tác dụng trừ thấp, kiền tỳ, khu phong thông lạc.

Bổ sung rau xanh và trái cây tươi

  • Rau xanh và trái cây tươi là thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tim mạch, xương khớp…
  • Ăn bổ nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và phòng chống được nhiều bệnh tật.
  • Những loại rau người bị bệnh phong thấp nên ăn nhiều là rau má, rau mùi, rau cải bắp, nấm, lá lốt, giá đỗ… các loại trái cây nên ăn là đu đủ, cam, chanh, táo, bưởi,…

Thực phẩm giàu canxi

  • top những thực phẩm tốt cho bệnh phong thấp không thể không kể đến những thực phẩm giàu canxi. Bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế các cơn đau do phong thấp.
  • Bổ sung canxi sẽ giúp người bệnh tái tạo và kích thích sự phát triển của sụn khớp, tăng độ cứng cho xương, từ đó làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp, nguy cơ loãng xương. T
  • uy nhiên nên tránh tình trạng cung cấp quá nhiều canxi không cần thiết làm tích tụ acid uric trong khớp xương làm hình thành bệnh gout.
  • Thực phẩm giàu canxi bệnh nhân phong thấp nên ăn bao gồm  ngũ cốc nguyên hạt như đậu tương, gạo lứt, mè đen,… hay hải sản, sụn, xương lợn, thịt bò, thịt cừu,…

Các thực phẩm chống oxy – hóa

  • Việc tăng cường ăn các thực phẩm chống oxy – hóa sẽ giúp người bệnh kiểm soát được diễn biến xấu do bệnh phong thấp gây ra, đồng thời làm hạn chế tế bào và mô sụn khớp bị phá hủy.
  • Các thực phẩm này có chứa những hoạt chất giúp đẩy lùi các gốc tự do, từ đó làm hạn chế sự phá hủy của các tế bào và giúp kháng viêm hiệu quả.
  • Người bệnh có thể giảm được tình trạng oxy – hóa bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống giàu vitamin A, E, C, các khoáng chất Selen. Để làm được điều này, bạn nên ăn nhiều rau bina, củ cải, cải xoăn việt quất, các loại đậu, trà xanh, rượu vang đỏ, chocolate đen, quế, gừng…
  1. Bị phong thấp cần kiêng gì?

Bị phong thấp cần kiêng gì? Nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn, bạn nên kiêng những loại thực phẩm sau đây:

Những thực phẩm nhiều dầu mỡ

  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn, các đồ chiên rán tác động không tốt đến cơ thể vì chúng chứa một hàm lượng chất béo quá lớn.
  • Đối với người bị bệnh phong thấp, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ kích thích phản ứng viêm tại các khớp, làm tăng cảm giác đau, nóng và sung viêm.
  • Các loại thức ăn cần hạn chế bao gồm: Xúc xích, khoai tây chiên, đồ chiên rán, gà rán…

Hạn chế các thực phẩm quá nhiều đạm

  • Đối với những người bị bệnh phong thấp, thức ăn giàu đạm cần hạn chế tối đa. Bởi chất đạm sau khi được cơ thể chuyển hóa sẽ sinh ra một số chất tác dụng không tốt cho xương khớp.
  • Các loại thịt giàu đạm được đưa vào cơ thể mà các sản phẩm chuyển hóa sinh ra acid uric nếu không được đào thải qua thận sẽ làm tăng nguy cơ mắc thêm bệnh gout.
  • Tuy vậy, chất đạm vẫn rất cần thiết cho cơ thể, người bệnh chỉ nên ăn ít đi, tránh thực phẩm có hàm lượng đạm cao để đảm bảo cơ thể hấp thu và chuyển hóa ở mức vừa đủ.
  • Lưu ý: Người bệnh phong thấp nên hạn chế ăn nội tạng động vật, vì thực phẩm này có nhiều photpho làm giảm lượng canxi hấp thu vào cơ thể.

Cắt bớt lượng thịt

  • Việc hạn chế ăn nhiều thịt, tăng cường các món ăn chay khi bị phong thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu rõ rệt các triệu chứng đau nhức khớp xương.
  • Lý do là bởi trong thị có khá nhiều calo, chất đạm và chất béo có hại khiến cơ thể người bị phong thấp càng them đau nhức và có nguy cơ bị sưng tấy, nhiễm trùng ở khớp nặng hơn.
  • Người bị bệnh phong thấp có thể thay lượng đạm từ nguồn động vật bằng đạm từ thực vật bằng cách ăn nhiều đậu lăng, đậu nành, đậu phộng…. và nên cắt giảm khẩu thịt một cách từ từ ở mức độ cơ thể cho phép.

Kiêng ăn các thực phẩm giàu Gluten

  • Người bệnh khi sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu Gluten sẽ làm cho tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp tăng lên, đồng thời còn làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.
  • Các loại thực phẩm giàu Gluten phổ biến là lúa mì, lúa mạch đen, khoai tây, nước ngọt, chất tạo ngọt thực phẩm.

Hạn chế thức ăn nhiều đường

  • Đồ ngọt, bánh kẹo, bánh kem, nước ngọt… khi được đưa vào cơ thể sẽ làm cho đường máu tăng cao, điều này sẽ hấp dẫn các vi khuẩn chuyển hóa đường đến các khớp, gây nên các phản ứng viêm và làm cho khớp nóng và đau hơn.
  • Việc hạn chế ăn đồ ngọt, các đồ ăn nhiều đường cũng là cách để hỗ trợ điều trị bệnh cùng với việc sử dụng các loại thuốc.

Tuyệt đối kiêng uống rượu bia, chất kích thích

  • Rượu, bia có nhiều Purin mà sự chuyển hóa Purin trong có thể sinh ra acid uric, khi lắng đọng tại khớp làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
  • Ngoài rượu bia, các chất kích thích khác như cà phê cũng cần hạn chế tối đa.
Hạn chế các thực phẩm không tốt cho xương khớp.

Chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến quá trình điều trị bệnh phong thấp. Vì vậy, hãy bổ sung ngay các thực phẩm tốt cho bệnh phong thấp và hạn chế những nhóm thực phẩm có hại.