Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người không may mắc phải căn bệnh này. Dựa trên cơ sở khoa học, benhviemkhop.org sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
- Thoát vị đĩa đệm là gì?

Theo cấu tạo giải phẫu cơ thể, cột sống của con người có 23 đĩa đệm, trong đó có: 11 đĩa đệm lưng, 5 đĩa đệm cổ, 4 đĩa đệm thắt lưng, 3 chuyển đoạn.
Đĩa đệm là bộ phận nằm ở giữa đốt sống, chúng có cấu tạo gồm nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi. Trong đó, bao xơ là một lớp vỏ cứng bên ngoài giữ vai trò bảo vệ cột sống, nhân nhầy nằm bên trong bao xơ và tồn tại dưới dạng lỏng giúp đĩa đệm có thể co giãn được.
Đĩa đệm có hình dạng giống như một thấu kính lồi 2 mặt, có vai trò co giãn giúp các đốt xương không bị va chạm với nhau khi di chuyển. Ngoài ra, đĩa đệm còn giúp cho cột sống không gặp phải những chấn động mạnh gây nguy hiểm.
Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép quá mức làm bao xơ nứt rách và nhân nhầy chảy ra ngoài. Điều này xảy ra là do trong quá trình vận động, cột sống gặp tổn thương bởi ngoại lực.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn ép các rễ thần kinh, gây nên những cơn đau buốt dữ dội. Bệnh còn nguy hiểm bởi có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe:
- Gây hội chứng đau khập khiễng cách hồi: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm không thể đi một đoạn đường dù chỉ là 1km, bước đi sẽ trở nên khập khiễng, phải dừng lại liên tục.
- Làm mất khả năng vận động: Khi vòng sợi rách nứt, nhân keo lồi ra làm chèn ép dây thần kinh, bệnh nhân sẽ xuất hiện hội chứng đuôi ngựa gây rối loạn vận động, mất khả năng lao động.
- Rối loạn cảm giác: Có nhiều trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm không thể phân biệt được nóng lạnh, mất cảm giác tứ chi, chỉ còn cảm giác đau buốt cột sống và tay chân.
- Rối loạn cơ thắt: Nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm gặp phải biến chứng rối loạn tiểu tiện, ban đầu là bí tiểu, nước tiểu rỉ thụ động sau đến đại tiện tiện không kiểm soát.
- Teo cơ: Khi các dây thần kinh bị chèn ép, máu và chất dinh dưỡng không thể lưu thông làm cho tay chân tê bì, phần cơ ở chân sẽ bị teo dần.
- Liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể gặp biến chứng tàn phế hoàn toàn, không thể đứng hay đi lại được.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi không? Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng đĩa đệm khi bị thoát vị sẽ không bao giờ còn có thể trở về trạng thái như trước nữa. Vì vậy, “Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?” thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, các trường hợp bị bệnh vẫn cần được điều trị để làm giảm nhẹ các triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng cần phải điều trị. Việc điều trị chỉ cần thiết khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng, có sự chèn ép của đĩa đệm lên các cấu trúc thần kinh cột sống. Kết quả điều trị phụ thuộc vào mức độ cải thiện các triệu chứng lâm sàng.
Tuỳ theo mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng các phương pháp bảo tồn hoặc phương pháp ngoại khoa.
Trong đó, các phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm dùng thuốc, xoa bóp, vật lý trị liệu, châm cứu, tập thể dục… Đây là các phương pháp không có sự can thiệp vào cấu trúc đĩa đệm và cột sống mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi các phương pháp này không còn tác dụng, bệnh nhân sẽ được cân nhắc can thiệp ngoại khoa.
Phương pháp ngoại khoa phổ biến nhất hiện nay là mổ hở. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt một số phần xương, dây chằng, đĩa đệm để giải phóng sự chèn ép vào dây thần kinh. Ngoài ra, mổ nội soi cũng là phương pháp thường được áp dụng và cũng theo nguyên lý tương tự mổ hở. Tuy nhiên, mổ nội soi có sự hỗ trợ của thiết bị, đường mổ nhỏ hơn và ít phá huỷ các cấu trúc cột sống hơn.
Như vậy, thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Câu trả lời là bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa trị để khắc phục các triệu chứng, tuy nhiên đĩa đệm sẽ không thể quay về trạng thái như lúc chưa bị bệnh.
- Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Khi bị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ không thể phục hồi đĩa đệm như khi khỏe mạnh. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ cách phòng tránh bệnh, cụ thể như sau:
- Luôn luôn chú trọng rèn luyện thể lực: Tất cả chúng ta đều nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh, đồng thời hạn chế được quá trình lão hóa và nguy cơ mắc bệnh về xương khớp.
- Làm việc đúng tư thế: Không chỉ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, tất cả mọi người đều cần thay đổi những thói quen xấu để bảo vệ đĩa đệm khỏe mạnh. Những người thường xuyên ngồi làm việc thì nên vận động và thay đổi tư thế.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần chú ý thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, cụ thể là nên hạn chế những thực phẩm có hại (rượu, bia, đồ cay nóng, chất có nhiều purin và fructose như thịt bò, hạt hướng dương…) và tăng cường món ăn có lợi cho sự phát triển xương khớp (thực phẩm giàu canxi, omega 3, đạm, vitamin…).
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi không? Bài viết đã giải đáp các thắc mắc của quý vị. Hãy ghi nhớ những thông tin trên để giúp cho hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.