Để nhanh chóng phục hồi khi bị thoát vị đĩa đệm và giữ được một hệ xương khớp khỏe mạnh, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Các thực phẩm giàu canxi
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Bệnh nhân trước tiên cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi. Canxi là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương khớp, giúp xương luôn được chắc khỏe, giúp ổn định hoạt động của cơ, phát tín hiệu tới các tế bào thần kinh…
Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…
- Rau củ có màu xanh đậm như rau cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh,…
- Đậu các loại.
- Một số loại cá như cá hồi, các ngừ… và hải sản tôm, cua.
- Một số loại thực phẩm khác như đậu hũ, hạt vừng, đường nâu…

Bổ sung các vitamin C, D, E, K, Magie
Đây là những loại vitamin cần thiết cho sức khỏe xương khớp:
- Vitamin C: Giúp giảm đau, chống viêm. Vitamin C có nhiều trong các các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, chanh dây…, bông cải xanh, ớt chuông, đậu Hà Lan,…
- Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, bảo vệ khung xương chắc khỏe, gân cốt linh hoạt, tăng sức mạnh cơ bắp. Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì – đó là các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, hàu, tôm, ngũ cốc, phô mát, các loại nấm…
- Vitamin E: Có vai trò tăng cường hệ miễn dịch và giảm đau hiệu quả. Bệnh nhân bổ sung vitamin E bằng cách ăn các loại hạt, cà rốt, khoai lang, hải sản, thịt bò, bông cải xanh, các loại quả như xoài, đu đủ, cà chua, bơ, olive, bí,…
- Vitamin K: Vitamin K có nhiều trong các chế phẩm từ sữa, các loại rau như măng tây, rau bina, bông cải xanh… và gan động vật, thịt heo…
- Magie: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn các thực phẩm giàu Magie như ngũ cốc, bánh mì, các loại rau màu xanh đậm, các loại trái cây như bơ và kiwi, các loại quả hạch như hạt điều, hạnh nhân…
Bổ sung glucosamine và chondroitin
Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để bổ sung glucosamine và chondroitin? Hai chất này có nhiều trong nước hầm xương ống, sụn sườn của bò và dê. Chúng có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của tinh chất sụn, từ đó làm thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
Bổ sung chất đạm
Nếu cơ thể thiếu đạm, xương sẽ ngừng phát triển, cấu trúc hình thái của xương sẽ thay đổi, lượng canxi. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều đạm, quá trình đào thải canxi qua thận tăng lên, từ đó tăng nguy cơ gãy xương.
Nếu xương của bạn gặp vấn đề, bạn nên cân đối lượng đạm nạp vào cơ thể mỗi ngày. Các thực phẩm cung cấp nhiều đạm gồm thịt lợn, thịt gia cầm, tôm, cua, sò…
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm chứa nhiều omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm xương khớp. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày: Cá hồim cá ngừ, cá thu, hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt vừng, đậu nành, quả óc chó…
Một số loại thực phẩm khác
Một số loại thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm phải kể đến như:
- Trái bơ: Loại quả này có chứa hơn 14 loại vitamin gồm canxi, sắt, đồng, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm, mangan giàu chất chống oxy hóa…
- Cà chua: Cà chua có thể làm giảm đau khớp, hạt cà chua có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm…
- Gia vị hương liệu: Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng… có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với người bị thoát vị đĩa đệm.
- Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? Bên cạnh những loại thực phẩm nên bổ sung nhiều trong các bữa ăn hằng ngày, người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần kiêng một số loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu đạm và chất béo
Thừa đạm và chất béo sẽ làm tăng quá trình đào thải calcium qua thận, tăng nguy cơ bị loãng xương do thoát vị đĩa đệm.
Những thực phẩm giàu đạm và chất béo bạn cần hạn chế ăn khi bị thoát vị đĩa đệm là các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, mì gói, thực phẩm chiên xào,… Cũng không nên ăn quá nhiều thịt bò và thịt dê.
Các chất kích thích
Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn nên kiêng tuyệt đối các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Những chất này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi tổn thương, dễ làm bệnh tái phát và gây ra nhiều tác hại khác đối với sức khỏe.
- Một số lưu ý trong sinh hoạt của người bị thoát vị đĩa đệm

Ngoài lưu ý bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì, bạn cũng cần ghi nhớ một số điều sau khi sinh hoạt, vận động:
- Thay đổi tư thế từ từ nhẹ nhàng để cơ thể kịp thích nghi, tránh cơn đau cấp.
- Không nên xách lệch người, nên ngồi thẳng lưng xuống và từ từ bưng bê vật nặng.
- Không chạy nhảy, đi xe xa, đi trên đường xóc, không bằng phẳng.
- Không ngồi quá lâu khiến tăng áp lực đặt trực tiếp lên đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Bài viết đã giải đáp thắc bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì, nên bổ sung các loại thực phẩm nào, các lưu ý khi vận động. Hãy ghi nhớ để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.