Các cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ mang lại hiệu quả cao nhất

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ cần có sự kiên trì, nỗ lực của người bệnh. Việc kết hợp các phương pháp điều trị, tích cực tập luyện trong thời gian dài sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh và hạn chế nguy cơ bị biến chứng. Bạn viết sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức liên quan đến cách điều trị đốt sống cổ, bị thoái hóa đốt sống cổ ăn gìkiêng ăn gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ.

  1. Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Theo phương pháp Tây y, các cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hiện nay gồm có:

Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Khi xuất hiện các cơm đau cấp tính, người bệnh có thể dùng Acetaminophen, Hydrocodone, Ibuprofen, naproxen natri…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac… có tác dụng làm giảm viêm tại cột sống đĩa đệm và dây chằng.
  • Thuốc giãn cơ: Sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị cơ cứng cột sống, loại thuốc phổ biến là Cyclobenzaprine.
  • Thuốc chống động kinh: thuốc các tác dụng giảm đau khi có sự tổn thương thần kinh, phổ biến là gabapentin và pregabalin.
  • Tiêm steroid: Loại thuốc thường dùng là thuốc prednisone, áp dụng cho các bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không đáp ứng thuốc giảm đau.

Vật lý trị liệu

Đối với phương pháp này, người bệnh có thể tham khảo các bài tập và tự tập luyện tại nhà hoặc đến cơ sở y tế để điều trị các triệu chứng đau và phòng ngừa bệnh tái phát.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ cuối cùng, được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Các phương pháp phẫu thuật gồm có:

  • Loại bỏ một đĩa đệm bị thoát vị hoặc xương.
  • Loại bỏ một phần đốt sống.
  • Hợp nhất một phần cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.
  1. Các bài tập có thể thực hiện tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ khác, người bệnh nên kết hợp các bài tập nhẹ nhàng để nhanh chóng phục hồi:

Bài tập 1: Gập cổ

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng hai chân, chân rộng bằng vai.
  • Mười ngón tay đan vào nhau, đồng thời lòng bàn tay hướng lên trên, ép chặt trước bụng, cổ gập về phía trước.
  • Giữ cho cằm chạm vào phần ngực.
  • Lật lòng bàn tay úp xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, ngửa đầu ra phía sau trong khoảng 3 – 5s.
  • Thực hiện bài tập mỗi ngày từ 3 – 5 lần.

Bài tập 2: Xoay cổ

Cách thực hiện:

  • Giữ cổ ở tư thế bình thường.
  • Cúi thấp cổ xuống cho đến khi cổ chạm cằm, giữ lưng thẳng.
  • Thực hiện các động tác như nghiêng cổ sang trái và gập vào bả vai trái, nghiêng cổ sang phải và gập vào bả vai phải, ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà.
  • Thực hiện lại mỗi thao tác 2 lần, giữ 5s với mỗi tư thế, dừng lại khi cảm thấy căng cơ ở cổ.

Bài tập 3: Kéo dãn hai bên cột sống cổ

Cách thực hiện:

  • Đứng hoặc ngồi thẳng, mắt hướng thẳng về phía trước.
  • Nghiêng đầu bên phải về phía vai cùng bên.
  • Đặt tay phải lên phía đầu đối diện, dùng lực tay kéo đầu từ từ và nhẹ nhàng sao cho các cơ cổ bên trái cảm thấy căng ra.
  • Giữ tư thế đó trong vòng 30s mỗi bên, lặp lại cho mỗi bên khoảng 3 lần.

Bài tập 4: Tạo lực cân bằng cho vùng cổ

Cách thực hiện:

  • Đặt hai tay về phía trước trán tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía sau.
  • Phần đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng để chống lại lực tay.
  • Giữ phần đầu ở vị trí thẳng đứng trong 10 giây.
  • Thực hiện đến khi khớp cổ thấy mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại.
  • Thực hiện động tác này khoảng 5 lần.

Bài tập 5: Thả lỏng cơ cổ

Cách thực hiện:

  • Sử dụng ngón tay trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến cổ, hai vai gáy và ngược lại.
  • Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 2 – 3 phút, lực tay vừa phải.
  • Luyện tập mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.
  1. Bị thoái hóa đốt sống cổ ăn gì?
Lưu ý dinh dưỡng cho người bị thoái hóa đốt sống cổ.

Bị thoái hóa đốt sống cổ ăn gì? Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Cá béo: Cá béo có chứa lượng acid béo Omega-3 vô cùng dồi dào, giúp kháng viêm rất hiệu quả, làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, giúp các đốt sống được dẻo dai và linh hoạt hơn.
  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa: Sữa các chế phẩm từ sữa chứa những dưỡng chất cần thiết và một hàm lượng rất lớn vitamin D. Vitamin D chính là thành phần chính hỗ trợ cho việc tổng hợp canxi giúp xương chắc khỏe.
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là một thành phần không thể thiếu để tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp, giúp xương khớp phát triển và hoạt động ổn định.
  • Rau củ, trái cây: Rau củ là nhóm thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa và cũng rất có lợi trong việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các thành phần vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây giúp cơ thể được thanh lọc, kiểm soát tốt cân nặng để tránh gây áp lực cho hệ xương khớp.
  • Nấm: Nấm có rất nhiều dưỡng chất giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, đẩy lùi các ổ viêm trong đốt sống, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Trứng: Đây chính là một loại thực phẩm rất giàu vitamin D tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Vitamin D có trong lòng đỏ trứng giúp cho canxi được hấp thu tốt hơn, từ đó khỏa lấp những tổn thương, khiến xương khớp được khỏe mạnh.
  1. Kiêng ăn gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?

Kiêng ăn gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ? Người bị thoái hóa đốt sống cổ cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Nội tạng và các loại thịt đỏ: Các loại thực phẩm này chứa hàm lượng khá lớn photpho. Khi được nạp vào cơ thể, chất này sẽ khiến lượng canxi trong xương bị ảnh hưởng và gây sưng viêm, đau nhức.
  • Thức ăn chứa nhiều đường và muối: Người bị thoái hóa đốt sống cổ thì không nên sử dụng thức ăn có chứa hàm lượng đường và muối cao. Chúng có thể làm cho hàm lượng canxi trong xương suy giảm mạnh, muối cũng là những tác nhân khiến mật độ xương giảm, tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa xương diễn ra nhanh hơn.
  • Rượu bia và chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích chứa nhiều thành phần xấu, cản trở quá trình hấp thu canxi và làm tổn thương đến rất nhiều tế bào khác.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Đây là nhóm thực phẩm chống chỉ định với người bị thoái hóa đốt sống cổ. Chất béo bão hòa là dạng chất béo rất không lành mạnh, gây nên rất nhiều bệnh lí cho cơ thể trong đó có các bệnh về xương khớp.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ không chỉ là áp dụng các phương pháp y học hay tập luyện phục hồi, người bệnh còn phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này.