Một chế độ ăn uống hợp lý giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị của bệnh nhân gout. Cùng tìm hiểu xem bị gout kiêng ăn gì, bệnh gout nên ăn gì, các loại thực phẩm tốt cho bệnh gout và chế độ ăn của người bị bệnh gout cần lưu ý điều gì nhé!
- Bị gout kiêng ăn gì?
Bệnh nhân bị gout kiêng ăn gì? Người bị bệnh gout cần kiêng các loại thực phẩm sau:
Các loại thực phẩm giàu đạm động vật
Các thực phẩm giàu đạm động vật có chứa hàm lượng lớn chất purin – nguyên nhân là tăng quá trình chuyển hóa acid uric, từ đó gây nên những cơn bệnh gout cấp tính. Người bị bệnh gout cần kiêng nhóm thực phẩm giàu chất đạm, bao gồm:
- Các loại thịt đỏ: Các loại thịt màu đỏ chứa nhiều chất purin. Người bệnh cần hạn chế ăn thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt ngựa, thịt chó, gà tây.
- Hải sản: Kiêng các loại cá như cá ngừ, cá trình, cá thu, cá ngừ…, và các loại tôm, cua, ốc, sò…
- Nội tạng động vật: Người bệnh gout cần kiêng tuyệt đối nội tạng động vật, gồm lòng, tim, cật, gan, phổi,…
- Trứng: Trứng không nằm trong nhóm các loại thực phẩm tốt cho bệnh gout. Người bệnh cần hạn chế các loại trứng gia cầm, đặc biệt kiêng tuyệt đối trứng lộn bởi giai đoạn này trứng hình thành con non nên có chứa rất nhiều purin không tốt cho người bị gout.

Các loại thực phẩm có mức độ tăng trưởng nhanh
Người bị bệnh gout nên tránh nhóm thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh vì các loại thực phẩm này không chỉ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric mà còn chứa một số chất gây độc cho gan và làm ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể.
Nhóm thực phẩm này gồm có các loại măng, giá đậu, nấm….
Các thực phẩm giàu chất béo
Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol, làm tăng nguy cơ béo phì và một số bệnh về tim mạch. Các căn bệnh này là nguyên nhân làm gia tăng rối loạn chuyển hóa các chất, từ đó khiến cho acid uric trong máu tăng cao gây nên bệnh gout.
Bệnh nhân bệnh gout cần hạn chế mỡ, da và nội tạng động vật, dầu thực vật, thức ăn nhanh, mì tôm, bơ, trứng…
Các thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, chanh, cam, quýt , kiwi, dâu tây… có thể làm tăng kết tủa ở cầu thận, khiến việc đào thảo acid uric bị cản trở, hàm lượng acid uric tăng lên gây ảnh hưởng xấu tới bệnh gout. Vì vậy, những người bị bệnh gout nên hạn chế bổ xung vitamin C, nhất là vào buổi tối. Nếu có ăn nhóm thực phẩm này thì nên ăn vào ban ngày và chú ý hàm lượng điều độ để không làm bệnh gout nặng hơn.
Tham Khảo Bệnh gout có nguy hiểm không
Không sử dụng chất kích thích
Người bị bệnh gout cần kiêng tuyệt đối các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, café… Các chất này tuy không chứa hàm lượng purin cao, nhưng khi vào cơ thể chúng có thể sẽ ngăn chặn quá trình chuyển hóa đào thải acid uric ra ngoài theo đường thận.
Hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị gout và phòng ngừa bệnh tái phát.
- Bị bệnh gout nên ăn gì?
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, làm hạn chế sự phát triển của bệnh gout và làm giảm hẳn các cơn đau buốt do bệnh gây ra. Vậy bệnh gout nên ăn gì? Các loại thực phẩm tốt cho bệnh gout?
Các loại thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày của người bị bệnh gout bao gồm:
Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ sữa ít béo
Các loại sữa và chế phẩm từ sữa ít béo giúp cho quá trình đào thải acid uric bằng nước tiểu trở nên hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm nàycó nồng độ acid uric trong máu thấp hơn so với những người khác.
Người bệnh gout cần thay đổi nguồn cung protein
Người bệnh gút cần quan tâm đến việc bổ sung protein từ các loại thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là nguồn cung protein từ động vật. Các loại protein có nguồn gốc từ các loại thịt sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu nên người bệnh cần hạn chế tối đa. Thay vào đó, người bệnh có thể dùng nguồn protein có trong trứng và các loại đậu để thay thế. Việc này sẽ khiến người bệnh yên tâm vì các loại thực phẩm này không làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Các loại hoa quả và rau củ
Chất xơ có trong rau củ quả rất tốt cho người bệnh gout bởi đây là nguồn cung các chất dinh dưỡng an toàn và cần thiết đối với cơ thể của bệnh nhân bị gout.
Người bệnh cần ăn nhiều các loại rau như rau chân vịt, cải bẹ xanh, cải thìa, dưa chuột,… Các loại quả tốt cho người bị gout gồm có thơm, việt quất, củ sắn,… Nhóm thực phẩm này không chứa hoặc rất ít nhân purin làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Bên cạnh đó, người bệnh nên dùng kèm theo quả sơ – ri trong bữa ăn hàng ngày. Loại quả này có khả năng kháng viêm, đồng thời giảm nồng độ acid uric rất tốt. Theo nghiên cứu, người bệnh gout dùng từ một thìa nước sơ – ri 2 lần mỗi ngày trong thời gian dài sẽ giảm được cơn đau do gout rất hiệu quả.
Uống đủ nước mỗi ngày
Ngoài các loại thực phẩm tốt cho bệnh gout thì việc duy trì từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày cũng rất cần thiết cho cơ thể người bệnh. Lý do là bởi lượng nước vào cơ thể sẽ trung hoà hàm lượng acid uric dư thừa trong cơ thể, sau đó đào thải ra ngoài qua đường tiểu tiện. Việc uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp giảm các cơn đau.
Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được lượng nước cần bổ sung phù hợp với việc sử dụng thuốc và hoạt động thể chất của cơ thể.
Trên đây là những lưu ý về các loại thực phẩm tốt cho bệnh gout. Hãy thực hiện ngay hôm nay để thấy được hiệu quả nhé!