Cách điều trị dứt điểm ra mồ hôi tay chân ở người lớn và trẻ em

Ra quá nhiều mồ hôi ở tay chân không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thoải mái mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp. Hãy chấm dứt ngay tình trạng này với các cách chữa ra mồ hôi tay chân mà chúng tôi gợi ý trong bài viết sau đây.

  1. Dấu hiệu ra mồ hôi tay chân nặng cần chữa trị ngay

Dấu hiệu cho thấy tình trạng ra mồ hôi tay chân của bạn đã quá nhiều và không thể kiểm soát bao gồm:

  • Ra mồ hôi quá nhiều khiến bạn thường xuyên phải đeo găng tay để thấm.
  • Lau bằng khăn để tay khô ráo nhưng mồ hôi lại nhanh chóng đổ ra sau khi lau.
  • Tay chân bắt đầu đổ mồ hôi nhiều ngay sau khi tắm hoặc sau khi tắm ít giờ.  
  • Da tay, da chân xuất hiện hiện tượng bong tróc, nổi mụn nước.
  • Bạn cảm thấy thiếu tự tin, ngại giao tiếp vì tay chân ra quá nhiều mồ hôi, nhất là khi phải bắt tay với bạn bè, đồng nghiệp.

Nếu gặp phải tình trạng trên, hãy nhanh chóng áp dụng các cách chữa ra mồ hôi tay chân.

Ra nhiều mồ hôi tay chân gây cảm giác khó chịu.
  1. Cách chữa ra mồ hôi tay chân đơn giản

Để điều trị dứt điểm ra mồ hôi tay chân, bạn có thể tham khảo các cách thông dụng sau:

Sử dụng bột

Đây là cách giúp giảm mồ hôi tay chân trực tiếp và nhanh chóng. Bạn chỉ cần thoa một ít bột lên tay hoặc chân, điều này sẽ khiến da nhanh được khô thoáng và mát mẻ hơn.

Các loại bột bạn có thể sử dụng là bột ngô, phấn rôm trẻ em, bột talc (nhưng chỉ dùng một lượng nhỏ)… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước giải khát thay thế trong các trường hợp không có bột để dùng.

Sử dụng khăn ướt có rượu

Đây là một loại khăn sử dụng một lần, chúng có tác dụng làm tay sạch và khô thoáng hơn rất nhiều. Cách này cũng khá tiện dụng và tiết kiệm, bạn có thể sử dụng bất cứ khi nào cần thiết.

Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng với những người có làn da nhạy cảm, nó sẽ khiến cho da bị khô và ngứa.

Ngâm chân tay với nước trà

Trong trà có chứa Axit tannic có tác dụng làm khô tay khi bị đổ mồ hôi và giảm độ ẩm trong suốt cả ngày.

Cách làm: Bạn chỉ cần ngâm tay hoặc chân trong nước trà mỗi ngày, mỗi lần ngâm khoảng 30 phút trước khi ngủ. Bạn có thể sử dụng trà xanh, trà khô hoặc các túi lọc trà.

Ngâm tay chân với nước muối

Muối có tác dụng diệt khuẩn, làm khô da, hỗ trợ hiệu quả trong việc chữa bệnh ra mồ hôi tay chân. Bạn chỉ cần ngâm tay chân trong nước muối loãng mỗi ngày, mỗi lần trong khoảng 15 phút là sẽ giảm đổ mồ hôi tay chân hiệu quả.

Ngâm tay chân với giấm táo

Cách chữa ra mồ hôi tay chân với giấm táo có tác dụng tẩy nhẹ, khử mùi hôi và làm khô da. Bạn ngâm tay chân với giấm táo pha loãng với nước trong khoảng 5 phút mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Chú ý: Nếu bạn cảm thấy da bị khô sau khi ngâm thì nên ngừng lại một thời gian hoặc pha loãng dấm táo hơn.

  1. Các biện pháp y học trị dứt điểm ra mồ hôi tay chân
Kết hợp các phương pháp điều trị sẽ cách trị dứt điểm ra mồ hôi tay chân.

Các phương pháp y học là cách trị dứt điểm ra mồ hôi tay chân mà nhiều người lựa chọn. Dưới đây là một số cách phổ biến:

Sử dụng thuốc tây

  • Đây là giải pháp cứu cánh cho những người bị tiết quá nhiều mồ hôi tay và chân. Cách này giúp giảm mồ hôi ngay lập tức để bạn thuận tiện hơn trong công việc.
  • Tuy nhiên sử dụng thuốc không phải liệu pháp lâu dài, chúng có thể gây một số tác dụng phụ như mắt mờ, khô miệng, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…
  • Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là: thuốc kháng cholinergic, chẹn beta giao cảm… một số loại thuốc bôi ngoài da chứa muối nhôm clorua với công dụng bít kín lỗ chân lông, hút ẩm…
  • Việc sử thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng 24h, do vậy người bệnh phải dùng thường xuyên và liên tục. 

Tiêm bô tốc

  • Tiêm tô bốc (botulinum toxin) đem lại hiệu quả rất cao trong việc ức chế hoạt động của các dây thần kinh giao cảm, khiến cho chúng mất đi khả năng điều khiển các tuyến mồ hôi.
  • Phương pháp này mang tới hiệu quả trong khoảng 6 tháng, khi hết thuốc mồ hôi sẽ lại tăng tiết như bình thường.
  • Tiêm bô tốc cũng khiến người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng không mong muốn như đau và yếu cơ, tăng tiết mồ hôi bù trừ, suy giảm thị lực…

Sử dụng điện di ion

  • Việc sử dụng dòng điện cường độ thấp (khoảng 10 mA) có tác dụng ức chế tạm thời các tuyến mồ hôi hoạt động, đây là một phương pháp khá hiệu quả với những trường hợp ra mồ hôi tay chân nặng.
  • Hạn chế của phương pháp này là người bệnh sẽ phải thực hiện ít nhất 3 – 4 lần/tuần và trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, người bệnh cần duy trì ít nhất 1 lần/tuần để tránh đổ mồ hôi tái phát trở lại. Bên cạnh đóm điện ion cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa nhẹ, tê tay, chân…
  1. Trẻ bị ra mồ hôi tay chân làm thế nào?

Đừng lo lắng khi thấy trẻ bị ra mồ hôi tay chân vì bạn có thể áp dụng một số biện pháp dân gian sau, vừa hiệu quả vừa không để lại tác dụng phụ:

  • Chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ bằng lá lốt: Khi trẻ bị ra mồ hôi tay chân, cha mẹ có thể dùng lá lốt, lấy cả phần rễ trên mặt đất và cả phần lá, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút. Để nước nguội bớt rồi cho trẻ ngâm khoảng 15 phút.
  • Chữa ra mồ hôi tay chân cho trẻ bằng nước muối: Bạn nên cho trẻ ngâm bàn tay, bàn chân vào nước muối ấm pha loãng, mỗi ngày ngâm 1 – 2 lần, mỗi lần từ 10 – 15 phút.
  • Dùng nước chè xanh chữa ra mồ hôi tay chân cho trẻ: Chè xanh có tác dụng trong việc chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em. Cha me chỉ cần đun nước trà xanh, để ấm sau đó cho trẻ ngâm tay chân trong khoảng 30 phút.

Các cách chữa ra mồ hôi tay chân ở cả trẻ em và người lớn trên đây sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ. Hãy áp dụng ngay nhé!