Dấu hiệu nào cho biết bạn đã bị bong gân?

Bong gân là tình trạng tổn thương của bao khớp gây đau, sưng nề, viêm đỏ, bầm tím, thậm chí biến dạng. Khi bị bong gân, bạn cần có biện pháp sơ cứu nhanh để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân bị bong gân là gì, bong gân có nguy hiểm không và các biện pháp sơ cứu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

  1. Bong gân là gì? Các cấp độ bong gân?

Xung quanh các khớp xương có các dây chằng, chúng là những dải băng dai và có tính đàn hồi bám vào xương và giữ cho các khớp ở đúng vị trí. Bong gân là tình trạng xảy ra khi dây chằng bị tổn thương do sự kéo giãn quá mức gây ra. Khi đó, dây chằng có thể bị rách hoặc cũng có thể đứt lìa hoàn toàn.

Bong gân thường hay xảy ra nhất ở mắt cá chân, đầu gối, cung bàn chân và cũng có thể gặp ở những vị trí khớp xương khác. Khi bong gân, dây chằng bị bong sẽ sưng lên nhanh chóng, người bệnh có cảm giác rất đau. Càng đau nhiều thì chứng tỏ tổn thương càng nghiêm trọng và phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị. Còn phần lớn trường hợp bong gân nhẹ, bạn có thể tự sơ cứu tại nhà.

Bong gân thường xảy ra ở mắt cá chân và đầu gối.

Bong gân được chia thành 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Là tình trạng dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là mức độ nhẹ.
  • Cấp độ 2: Dây chằng bị rách một phần, đây là dấu hiệu bệnh khá nặng.
  • Cấp độ 3: Dây chằng bị đứt lìa hoàn toàn và là dấu hiệu rất nặng không thể chủ quan.
  1. Triệu chứng bong gân

Bong gân thường xảy ra đột ngột tại các vị trí xung quanh khớp. Các dấu hiệu bong gân có thể từ  nhẹ cho đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào số lượng mô bị tổn thương. Các triệu chứng bong gân thường gặp là:

  • Đau đến rất đau, đau nghiêm trọng hơn khi bệnh ở mức độ nặng.
  • Sưng quanh khu vực bị bong gân, kèm theo đó là tình trạng bầm tím.
  • Các khớp hạn chế di chuyển do tổn thương bên trong cùng các cơn đau.
  • Khớp bị tổn thương không có khả năng chịu được trọng lượng và không thể di chuyển như bình thường.
  • Triệu chứng bong gân là người bệnh cảm nhận được có tiếng kêu “bốp” khi xảy ra chấn thương.

Đối với các trường hợp tổn thương nghiêm trọng và có thể liên quan đến các tình trạng khác, như gãy xương… người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng bong gân sau:

  • Không thể di chuyển hoặc đứng vững.
  • Cảm thấy các cơn đau thấu xương .
  • Bị tê cứng ở khu vực tổn thương.
  1. Nguyên nhân bị bong gân

Nguyên nhân bị bong gân phổ biến là  do các tại nạn như ngã, xoắn người hoặc do chấn thương khớp. Những tác nhân này sẽ khiến cho khớp bị lệch khỏi phạm vi chuyển động bình thường, làm dây chằng sẽ bị kéo giãn hoặc rách hoàn toàn.

Bong gân xảy ra do bạn gặp phải các vấn đề sau:

  • Đi hoặc chạy, nhảy trên mặt đường gồ ghề dễ làm cho dây chằng bị tổn thương.
  • Uốn hoặc xoay người một cách đột ngột.
  • Ngã hoặc tiếp đất bằng cổ tay hoặc cả bàn tay.
  • Người thường xuyên chơi các môn thể thao thường dùng cổ tay như cầu lông, tennis, bóng rổ… dễ bị bong gân.
  • Bong gân do các chấn thương khi chơi các môn thể thao tiếp xúc dễ dẫn đến va chạm như đá bóng.
  1. Bong gân có nguy hiểm không? Cách sơ cứu?
Cần sơ cứu ngay sau khi bị bong gân.

Vậy bong gân có nguy hiểm không?Bong gân là một trong những tổn thương xương khớp thường gặp nhất. Thông thường, bong gân sẽ không không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không sơ cứu kịp thời hoặc điều trị sai cách, bong gân có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

Khi bị bong gân, bạn cần được sơ cứu ngay bằng những cách sau:

  • Dùng băng vải hoặc băng thun băng ép chặt quanh vùng khớp bị bong gân để cố định khớp. Cách này có tác dụng giảm đau, giảm sưng, đồng thời nâng đỡ vùng khớp bị tổn thương.
  • Chườm lạnh giúp làm dịu các cơn đau và co mạch, từ đó làm giảm sưng. Bạn có thể chườm 4 – 8 lần/ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Lưu ý không để túi đá ở một vị trí quá lâu hay cho đá tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể sẽ gây ra thương tổn phần mềm vùng đó.
  • Kê hoặc nâng cao vùng khớp bị tổn thương, điều này sẽ giúp giảm sưng và bầm tím.
  • Hạn chế tì đè lên vị trí bị bong gân. Nếu cần di chuyển hay cử động, người bệnh nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ.
  • Các trường hợp bị bong gân là do chơi thể thao có thể xịt ethyl clorua vào chỗ bị bong gân để làm lạnh tại chỗ và giảm đau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường. Lưu ý, không dùng aspirin vì thuốc sẽ gây chảy máu và chống ngưng kết tiểu cầu.

Ngoài ra, người bệnh nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để không gặp những hậu quả nghiêm trọng:

  • Tuyệt đối không dùng rượu, cao xoa bóp hoặc chườm nóng vào vùng khớp bị tổn thương. Cách này có thể khiến việc chảy máu bên trong nghiêm trọng hơn.
  • Không các loại tiêm thuốc vào chỗ bị bong gân để tránh làm giãn mạch, sưng, bầm tím nhiều hơn.
  • Không băng khớp bị bong gân quá chặt vì điều này sẽ gây đau nhức và bầm tím nặng hơn.

Bong gân có nguy hiểm không? Hãy xử lý nhanh chóng đúng cách, kịp thời khi bị bong gân để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng hơn cho xương khớp.