Đau thắt lưng là bệnh gì? Làm thế nào để điều trị? Đau vùng thắt lưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, gây nhiều tổn thương cho hệ xương khớp và cột sống. Tìm hiểu ngay những cách điều trị bệnh đau thắt lưng trước khi quá muộn.
- Đau thắt lưng là bệnh gì?
Đau vùng thắt lưng là căn bệnh phổ biến trên thế giới. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì?
Thắt lưng còn được gọi là lưng dưới và là khu vực ở phía dưới lồng ngực. Khi bị đau thắt lưng, người bệnh sẽ cảm nhận thấy các cơn đau rất dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Thông thường, các cơn đau sẽ có thể tự cải thiện. Tuy nhiên các trường hợp bệnh nặng và kéo dài cần được đến cơ sở y tế điều trị.

- Nguyên nhân đau vùng thắt lưng
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng hông. Cụ thể:
- Thoát vị đĩa đệm lưng: Đĩa đệm bị vỡ, phình ra, thoát bị làm chèn ép các dây thần kinh gây đau lưng.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Gai xương thân đốt sống phát triển và chèn ép lỗ liên hợp khiến bệnh nhân gặp phải các cơn đau ngang thắt lưng âm ỉ và liên tục, đôi lúc đau bộc phát dữ dội.
- Đau dây thần kinh tọa gây đau vùng thắt lưng: Dây thần kinh tọa bị chèn ép, viêm nhiễm làm xuất hiện cơn đau kéo dài từ thắt lưng xuống mông.
- Do phình động mạch chủ: Phình động mạch chủ gây đau lan vào ổ bụng và đau thắt lưng. Các cơn đau này thường xuất hiện đột ngột và dữ dội.
- Do một số căn bệnh kinh niên: Có một số căn bệnh mạn tính có thể dẫn đến đau thắt lưng hông như viêm đốt sống, hẹp ống sống, đau cơ xơ hóa,…
Ngoài ra, đau thắt lưng còn do một số nguyên nhân khác gây ra như: Vận động quá nhiều hoặc quá ít vận động, béo phì khiến xương khớp chịu áp lực quá lớn, tập luyện thể dục thể thao quá sức, ngủ hay ngồi làm việc sai tư thế…
Tham Khảo: Cách chữa đau nhức bả vai
- Các triệu chứng đau thắt lưng hông
Đau vùng thắt lưng không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và dẫn tới nhiều hệ lụy không mong muốn khác. Chúng ta cần sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng đau thắt lưng phổ biến:
- Xuất hiện các cơn đau từ âm ỉ đến đau nhói giống như bị dao đâm.
- Khó đứng thẳng hoặc khó khăn khi đi lại.
- Cơn đau lưng cấp tính xuất hiện đột ngột, thường là sau chấn thương khi chơi thể thao, mang vác vật nặng.
- Một số dấu hiệu bệnh nặng: Bị tê vùng háng, mất kiểm soát bàng quang và nhu động ruột, chân bị yếu dần, đau khi ho và khi đi tiểu, sốt, sụt cân không biết rõ lý do,… các triệu chứng đau vùng thắt lưng xảy ra ở người dùng thuốc steroid trong thời gian dài, người có bệnh sử ung thư, hệ miễn dịch yếu, từng tiêm truyền tĩnh mạch…
Đau thắt lưng hông kéo dài hơn 3 tháng sẽ được xem là mạn tính.
- Phòng ngừa và điều trị bệnh

Đau thắt lưng là căn bệnh phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Hạn chế ngay nguy cơ đau vùng thắt lưng bằng các biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi lâu hay vận động quá sức.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày.
- Kiểm soát cân nặng của bản thân, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh.
Đối với các trường hợp bệnh nặng, đau lan rộng đến chân kèm các triệu chứng như tê chân, cơ thể mất kiểm soát, người bệnh cần ngay lập tức đến cơ sở y tế thăm khám để tránh biến chứng nghiêm trọng.
Để điều trị đau thắt lưng hông, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
Điều trị tại nhà
Các phương pháp điều trị tại nhà hữu ích trong 72 giờ đầu tiên khi cơn đau xuất hiện, bao gồm:
- Ngừng các hoạt động thể chất, chườm đá vào thắt lưng sau đó chườm ấm để giãn cơ.
- Nằm nghiêng, co chân, kẹp gối giữa hai chân hoặc nằm ngửa và đặt gối dưới đùi để giảm áp lực lên thắt lưng.
- Tắm nước ấm, massage để thư giãn, giảm co thắt và cứng cơ lưng.
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen…
Điều trị y tế
Đối với các trường hợp bệnh nặng, đau kéo dài, người bệnh cần có sự can thiệp y tế để điều trị bệnh:
- Thuốc: Một số loại thuốc kê toa như thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, steroid để giảm viêm, thuốc giảm đau gây nghiện, tiêm corticosteroid…
- Vật lý trị liệu: Massage, kéo duỗi cơ, nắn chỉnh cột sống, các bài tập tăng cường sức mạnh….
- Phẫu thuật: Phương pháp này áp dụng với các trường hợp nghiêm trọng hoặc các các trường hợp không thành công với các phương pháp khác. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm thoát vị, mở rộng không gian quanh tủy sống, nối hai đốt sống.
Bài viết cung cấp những thông tin đau thắt lưng là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và các cách điều trị bệnh. Hy vọng rằng tình trạng bệnh của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện nhờ những gợi ý trên đây.