Bạn có biết các bệnh lý xương khớp là những bệnh gì không? Tại sao bệnh lý xương khớp lại gây ra những cơn đau vai gáy vô cùng khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu và cách cách chữa đau vai gáy cho mình nhé.
Bệnh lý xương khớp là những loại bệnh như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai,…Những người mắc bệnh lý xương khớp này nếu không có cachs điều trị, hoặc điều trị không đúng phương pháp, lâu dần người bệnh có thể bị nặng nền hơn mất chức năng hoạt động xương khớp. Sau đây, bạn hãy cùng các chuyên gia xương khớp đi tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm trên nhé.
Những Biểu hiện đặc trưng của bệnh đau vai gáy do ảnh hưởng bệnh lý xương khớp:
+ Người bệnh có dấu hiệu đau vùng cổ gáy, cơn đau có thể do những chấn thường, vận động mạnh quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Ngoài ra những cơn đau cũng có thể có những dấu hiệu từ từ, âm ỉ, mạn tính.
+ Cột sống cổ vận động khó khăn, có nhiều hạn chế, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong đau cột sống cổ cấp tính
+ Khi nhắn vào có những cơn đau hoặc có cơn giật nhẹ ở sau gáy
Những nguyên tắc điều trị
– Điều trị triệu chứng cơ bản kết hợp những nguyên nhân để có phương pháp điều tri hiệu quả
– Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các biện pháp đông y như xoa bóp, bấm huyệt…
– Chỉ định điều trị tại bệnh viện theo tư vấn từ bác sĩ.
Phương pháp điều trị đau vai gáy
a) Các biện pháp không dùng thuốc
– Bạn nên thay đổi thói quen hoạt động sinh hoạt, công việc (luyện tập thể thao, tư thế ngủ, làm việc…)
– Khi điều trị nếu bạn có những cơn đau cấp hoặc có những chấn thương bạn có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm.
– Thuyền xuyên sử dụng bài tập vai, tập cổ, vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp
– Vật lý trị liệu: Có thể sử dụng Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống
b) Các phương pháp điều trị thuốc
– Thuốc giảm đau: tùy mức độ đau như thế nào, bạn có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm thuốc sau (Lưu ý dùng thuốc cần có chỉ định, tư vấn từ bác sĩ)
+ Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol (không dùng quá 3g paracetamol/24h).
+ Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol.
+ Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Lựa chọn một thuốc thích hợp tùy cơ địa bệnh nhân và các nguy cơ tác dụng phụ. Ví dụ như: Diclofenac; piroxicam; meloxicam; celecoxib.
– Thuốc giãn cơ
+ Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ
+ Các thuốc thường dùng: Epirisone hoặc tolperisone hoặc mephenesine
CHÚ Ý NẾU CẦN DÙNG THUỐC, BẠN SỬ DỤNG THUỐC THEO ĐƠN KÊ CỦA BÁC SĨ, KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý DÙNG THUỐC
c) Điều trị ngoại khoa
– Một số chỉ định: Đau nhiều song điều trị nội khoa ít có kết quả, có tổn thương thần kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ đáng kể.
– Một số phương pháp phẫu thuật chủ yếu: Chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị, làm dính và vững cột sống.
d) Điều trị đau vai gáy bằng thảo dược
Bạn có thể kết hợp với thảo dược tự nhiên như: Ngâm nóng lá ngải cứu rồi chườm nhẹ lên chỗ đau, sử dụng thực phẩm tự nhiên giàu dưỡng chất bổ sung nhiều canxi, chất tạo nhờn.