Hệ thống dây chằng có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ xương khớp của cơ thể. Khi dây chằng bị tổn thương, bạn cần nhanh chóng điều trị để tránh các hệ lụy không mong muốn. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa giãn dây chằng đầu gối.
- Giãn dây chằng đầu gối là gì?
Dây chằng có nhiệm vụ kết nối các xương lại với nhau. Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng bị căng giãn quá mức, các cấu trúc dây chằng ở trong khớp gối, dây chằng bám lên xương đùi và xương chày gặp tổn thương.
Giãn dây chằng thường gây đau, kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý ở đầu gối như viêm khớp.

Đầu gối của con người có 4 hệ thống dây chằng chính. Trong đó, 2 dây chằng giúp giữ vững ở phía trước và sau, còn lại có nhiệm vụ giữ gối vững khi cử động sang hai bên, gồm:
- Dây chằng chéo trước
- Dây chằng chéo sau
- Dây chằng giữa gối
- Dây chằng bên gối
- Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối
Tất cả các hoạt động làm tác động trực tiếp, ảnh hưởng đến tư thế bình thường của gối đều có khả năng làm giãn các dây chằng. Cụ thể:
- Dây chằng chéo trước: Bị tổn thương ở các tình huống đang chạy như đá bóng, chạy bộ… hoặc các chấn thương nhảy cao hoặc xoắn gối đột ngột.
- Dây chằng chéo sau: Tổn thương trong các tình huống tai nạn xe hơi khi đầu gối va đập vào bảng điều khiển, trong thể thao khi đầu gối chấn thương trong tư thế đứng cong, khi té cao cũng gây giãn dây chằng chéo sau.
- Dây chằng bên gối: Giãn dây chằng này thường xảy ra do những chấn thương gối từ phía bên.
Các triệu chứng thường gặp
- Sưng nề: Khi bị giãn dây chằng đầu gối, bạn có thể có triệu chứng chảy máu bên trong khớp gối, từ đó dẫn đến sưng đầu gối. Mức độ sưng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
- Đầu gối yếu đi: Yếu đầu gối khiến bạn đi khập khiễng. Nếu chấn thương nhẹ, bạn vẫn có thể đứng lên được.
- Bầm tím: Các vết thâm có thể xuất hiện ở đầu gối khi bạn bị giãn dây chằng. Tuy vậy triệu chứng này không phải lúc nào cũng có.
- Đau nhức: Mức độ đau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích ở đầu gối.
- Cứng gối: Khi dây chằng đầu gối bị giãn hay rách, bạn có thể bị suy giảm khả năng vận động nghiêm trọng, khớp gối sẽ bị cứng lại.
- Co thắt cơ xung quanh: Đây cũng là triệu chứng có thể gặp phải khi bị giãn dây chằng đầu gối.
- Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi?
Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi là thắc mắc của nhiều người bệnh. Với căn bệnh này, thời gian phục hồi tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Nếu các dây chằng bị giãn nhiều thì thời gian chữa khỏi bệnh hoàn toàn sẽ lâu hơn.
Ngoài ra, thời gian phục hồi của dây chằng đầu gội còn do các yếu tố khác như tuổi tác, môi trường, kỹ thuật thực hiện sơ cấp cứu, các biện pháp kết hợp điều trị bệnh… Nếu áp dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dây chằng đầu gối của bạn sẽ nhanh chóng quay trở lại trạng thái bình thường.

Bệnh lý giãn dây chằng đầu gối hiện nay được chia thành 3 mức độ như sau:
- Mức độ 1: Giãn dây chằng, bong gân thể nhẹ.
- Mức độ 2: Dây chằng bị đứt một phần.
- Mức độ 3: Dây chằng bị đứt toàn phần, bong gân nặng.
Trong đó, giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị kéo giãn ra nhưng không đứt hoàn toàn, khiến cho người bệnh bị đau nhức vùng dây chằng bị kéo giãn.
Nếu người bệnh bị giãn dây chằng ở mức độ 1 chỉ cần vài tuần đến một tháng là khỏi bệnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ có thể đi lại và thực hiện các sinh hoạt bình thường.
Đối với trường hợp bị giãn dây chằng ở mức độ 2, 3 thì người bệnh bắt buộc phải tiến hành bó bột để cố định. Khi đó, thời gian phục hồi bệnh sẽ lâu hơn, có thể kéo dài từ 3 – 4 tháng mới phục hồi hoàn toàn.
Một số trường hợp bị giãn dây chằng ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ bị liệt nếu không có phương pháp tiến hành điều trị kịp thời.
Như vậy, giãn dây chằng đầu gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ bệnh và các biện pháp điều trị.
- Cách chữa giãn dây chằng đầu gối
Cách chữa giãn dây chằng đầu gối bằng phương thức điều trị vật lý
- Nhiệt trị liệu bằng hồng ngoại; paraffine: Phương này có tác dụng giãn cơ, tăng tuần hoàn, giảm đau, tạo thuận lợi cho các bài tập.
- Chườm lạnh: Phương pháp chườm lạnh được thực hiện vào giai đoạn sưng nóng và khi sau tập luyện.
- Sóng ngắn trị liệu: Tác dụng của phương pháp trị liệu này là chống viêm, giảm phù nề, kích thích tái tạo tổ chức bị tổn thương.
- Điện xung trị liệu: Điện xung trị liệu giúp giãn cơ giảm đau, gia tăng tuần hoàn, ức chế dẫn truyền đau.
- Siêu âm trị liệu: Tác dụng chống viêm, gia tăng tuần hoàn, thúc đẩy quá trình hàn gắn tổn thương ở xương và dây chằng, chống xơ dính, cốt hóa mô mềm.
Cách chữa giãn dây chằng đầu gối bằng bài tập phục hồi chức năng
- Duỗi gối thụ động
- Tập cơ tứ đầu
- Tập vận động khớp háng, cử động phần cổ chân
- Tập phần cơ bắp chân
- Tập nhóm cơ mặt sau đùi
Lưu ý, bạn nên kết hợp các biện pháp và các bài tập để tình trạng giãn dây chằng đầu gối nhanh chóng được cải thiện.