Thời tiết giao mùa gây nên những ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, thay đổi dịch khớp và nồng độ các chất khác trong cơ thể gây nên tình trạng đau nhức xương khớp kèm theo triệu chứng sưng, nóng đỏ… Làm thế nào để hạn chế và khắc phục nhanh chóng tình trạng này? Bài viết sẽ cung cấp những cách chữa đau xương khớp khi giao mùa hiệu quả.
Nguyên nhân đau khớp xương khớp khi giao mùa

Tình trạng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết thường xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:
· Do cơ thể tích lũy nhiệt: Khi thời tiết trở lạnh, cơ thể thường bật chế độ tiết kiệm nhiệt, làm điều tiết máu nhiều hơn đến tim, phổi. Tại các khớp chân, tay, vai, gối… mạch máu bị co thắt lại nên lượng máu được bơm tới những bộ phận này thường ít hơn. Điều này gây nên tình trạng khô cứng và đau nhức.
· Mô trong cơ thể giãn nở gây áp lực lên xương khớp: Khi nhiệt độ không khí giảm, áp suất của khí quyển cũng giảm khiến các mô trong cơ thể có xu hướng giãn nở và gây nên một áp lực lớn đến hệ xương khớp. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức khó chịu, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý như đau thần kinh tọa, đau khớp gối, thấp khớp…
· Sức đề kháng giảm: Khi trời lạnh, sức đề kháng của cơ thể có xu hướng giảm. Nhiệt độ không khí xuống thấp cũng cản trở quá trình khí huyết lưu thông, các tinh chất và dịch đi nuôi khớp bị giảm sút. Đây là nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức xương khớp kéo dài, dai dẳng.
· Dịch khớp cô đặc và gân cơ co rút: Khi nhiệt độ giảm, dịch nhầy đi nuôi dưỡng khớp bị chuyển thành dẻo quánh, đồng thời gân cơ bị co rút lại nghiêm trọng. Khi đó, các sụn khớp giảm đi độ đàn hồi, khớp trở nên khô cứng, các vận động khó khăn và đau nhức.
Triệu chứng đau xương khớp khi giao mùa
Đau nhức xương khớp khi giao mùa có các biểu hiện sau:
- Đau khớp nặng, xuất hiện thường xuyên, cơn đau ở khớp gối, bàn tay, cổ tay, cổ chân,… tăng lên và đau nhiều hơn về đêm hoặc sáng thức dậy.
- Hiện tượng co cứng các khớp: Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh hoạt động mạnh hoặc lúc vừa thức dậy. Đối với những người bệnh bị thoái hóa khớp, cơn đau sẽ diễn ra trong khoảng từ 10-30 phút, còn những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thì cơn đau sẽ kéo dài lâu hơn từ 1 – 1,5 giờ.
- Sưng và tê các khớp: Đây là dấu hiệu thường xuất hiện ở người cao tuổi nhiều hơn so với người trẻ. Dấu hiệu cũng cảnh báo các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, loãng xương…
Chữa đau xương khớp khi giao mùa

Vậy làm thế nào để hạn chế và chữa đau xương khớp khi giao mùa? Hãy ghi nhớ những cách sau để đẩy lùi các cơn đau:
· Giữ ấm cơ thể: Mặc ấm khi thời tiết trở lạnh không chỉ giúp cho bạn tránh được các bệnh đường hô hấp mà còn là cách để phòng tránh bệnh xương khớp rất tốt. Đặc biệt, bạn cần giữ ấm cơ thể khi ngủ tối và sáng sớm. Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước lạnh, bạn cần nhanh chóng lau khô và sưởi ấm cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp khớp bị đau nhức và tê cứng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách ngâm chân tay trong nước ấm để giúp cho quá trình trao đổi nhiệt tại chỗ ngoài da, thúc đẩy quá trình tăng cường tuần hoàn máu.
· Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Để hạn chế các cơn đau nhức xương khớp khi giao mùa, người bệnh nên tăng cường thực phẩm có hàm lượng canxi cao như cá ngừ, cá hồi, sữa; các loại vitamin C, E, A…, hạn chế rượu bia, các chất kích thích, giảm ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ chiên rán… Lưu ý nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh thiếu nước làm máu bị cô đặc khiến quá trình lưu thông máu không được thuận lợi.
· Tăng cường vận động: trước khi xuống giường vào mỗi buổi sáng, người bệnh nên tập những bài tập nhẹ nhàng để làm mềm khớp, nên tập luyện ít nhất 30 phút/ngày để duy trì sức mạnh của các cơ, giúp các dây chằng có thể hoạt động linh hoạt hơn. Một số bài tập nhẹ nhàng bạn có thể tập luyện thường xuyên như đi bộ, yoga… Riêng những trường hợp bệnh nặng thì không nên vận động mà cần nghỉ ngơi để khớp tránh phải chịu những những tác động do trọng lượng cơ thể.
· Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu: Việc tập luyện vật lý trị liệu mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân giảm đau đớn. Người bị đau nhức xương khớp chỉ cần tránh những bài tập đối kháng, các hoạt động quá mạnh.
· Chườm nóng, chườm lạnh: Khi các cơn đau xuất hiện, bạn cần thực hiện những biện pháp xoa bóp, chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau.
· Giảm cân: Đối với những người có béo phì, thừa cân cần giảm cân để hạn chế áp lực lên xương, đồng thời người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh.
· Thuốc giảm đau: Việc dùng thuốc sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ là liệu pháp tạm thời, không nên lạm dụng vì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn lên dạ dày, tim, ga, thận…. Người bệnh chỉ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp Nếu bạn đang bị đau nhức xương khớp khi giao mùa, đau ngày càng nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, đưa ra hướng điều trị thay vì tự ý sử dụng thuốc.
Hy vọng rằng những cách chữa đau nhức xương khớp khi giao mùa trên đây sẽ giúp bạn đẩy lùi được các cơn đau khi thời tiết chuyển lạnh.