Những tổn thương dây chằng đầu gối cần được khắc phục một cách nhanh chóng để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị đứt dây chằng đầu gối trong bài viết.
- Đứt dây chằng đầu gối nguy hiểm như thế nào?

Nếu điều trị đứt dây chằng đầu gối không kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề sau:
- Không thể thực hiện được các động tác phức tạp trong sinh hoạt hay các hoạt động thể dục thể thao…
- Bệnh kéo dài gây tổn thương thứ phát các thành phần khác trong khớp gối như rách sụn chêm, giãn những dây chằng còn lại, bề mặt sụn khớp bong tróc, thoái hóa khớp…
- Người bệnh chủ quan không có cách chữa trị đứt dây chằng, khớp gối dần dần sẽ bị hạn chế cử động khiến cơ đùi bị teo.
- Mâm chày bị lệch ra trước so với xương đùi, khớp gối bị mất vững, người bệnh đi lại khó khăn.
- Khớp gối mất vững làm cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi, sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương bị rách. Sụn chêm ngày càng bị rách rộng thêm nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại.
- Khớp gối bị thay đổi động học, phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày thay đổi bất thường dẫn đến sụn khớp bị tổn thương. Hệ quả gặp phải khớp gối bị thoái hóa.
Trên đây là những tác động tiêu cực có thể gặp phải khi bị đứt dây chằng. Vì vậy, hãy tìm hiểu ngay các cách điều trị đứt dây chằng đấu gối nếu tổn thương xảy ra.
- Các cách chữa trị đứt dây chằng
Cách chữa trị đứt dây chằng bằng phương pháp điều trị bảo tồn
Các phương pháp này được chỉ định đối với trường hợp:
- Dây chằng đầu gối đứt không hoàn toàn, khớp gối còn vững.
- Đứt dây chằng chéo trước ở người lớn tuổi.
- Đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em vẫn còn sụn tăng trưởng.
Các phương pháp điều trị cụ thể như sau:
- Sơ cứu theo phương pháp RICE: Phương pháp sơ cấp cứu này được thực hiện trong 1 – 2 ngày đầu. Tác dụng của nó là giúp giảm đau, rút ngắn thời gian để vết thương lành.
- Chườm đá: Người bệnh nên dùng túi bọc đá nhỏ để chườm lên vùng bị đau. Nước lạnh sẽ giúp mạch máu co lại, hạn chế sưng đau.
- Băng gối: Việc cố định khu vực bị thương sẽ giúp giảm đau và giảm sưng.
- Kê chân cao: Nâng phần bị thương lên cao có tác dụng giảm sưng hiệu quả.
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen natri… để giảm đau. Thuốc kháng viêm được sử dụng để chống viêm và hạn chế sưng đau.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động: Người bị đứt dây chằng đầu gối nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để đầu gối nhanh hồi phục. Đây là cách điều trị đứt dây chằng đầu gối bắt buộc phải tuân thủ.
- Tập vật lý trị liệu: Tập các bài tập vật lý trị liệu là cách chữa trị đứt dây chằng giúp tăng cường sức mạnh của cơ tứ đầu đùi.

Phương pháp phẫu thuật đứt dây chằng đầu gối
Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp:
- Chấn thương đứt dây chằng đầu gối ở mức đặc biệt nghiêm trọng, kèm theo tổn thương sụn, gãy xương,…
- Người bệnh bị lỏng khớp đầu gối sau phục hồi chức năng.
Thông thường, phẫu thuật sẽ được thực hiện sau 3 tuần bị thương. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng mảnh ghép bằng gân khác để thay thế cho dây chằng chéo bị đứt.
Hầu hết các trường hợp phẫu thuật dây chằng đầu gối hiện nay sử dụng mảnh ghép tự nhân. Các mảnh ghép tự thân thường được sử dụng là mảnh ghép gân tứ đầu đùi, mảnh ghép gân bánh chè và mảnh ghép gân mác dài.
Hiện phẫu thuật điều trị đứt dây chằng đầu gối theo phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến nhất.
- Yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị đứt dây chằng đầu gối
Khi áp dụng các cách chữa trị đứt dây chằng đầu gối, đặc biệt là phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải dựa trên các yếu tố sau:
- Tuổi tác: Đa phần các ca phẫu thuật đứt dây chằng đầu gối là thanh niên có nhiều sức khỏe. Phương pháp này hạn chế ở các bệnh nhân tuổi cao có nhiều bệnh lý về khớp gối và một số bệnh lý khác.
- Sự dãn ban đầu của các dây chằng : Bác sĩ sẽ sử dụng nghiệm pháp test điện quang Lachman để biết được độ trùng của dây chằng đầu gối bị chấn thương so với đầu gối bình thường. Dựa vào đó sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.
- Thể chất của người bệnh: Tùy vào cơ địa mỗi người mà khả năng chịu đựng khi đứt dây chằng đầu gối sẽ khác nhau. Đối với người có cơ bắp cứng cáp thì khả năng thích ứng sẽ dài hơn so với những người yếu ớt hiện tượng lỏng gối có thể xảy ra nhanh hơn. Những trường hợp này thường phải nhanh chóng tiến hành phẫu thuật để tránh hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến các phần khác của khớp gối.
- Tình trạng của khớp gối trước chấn thương: Đứt dây chằng đầu gối có thể xảy ra với người chưa từng bị chấn thương hoặc cũng có thể xảy ra khi chân đang có những bệnh khác. Việc tiến hành chỉ định phẫu thuật phải xem xét cả những bệnh kèm theo vì nó có thể ảnh hưởng lẫn nhau.
- Thời gian tiến hành mổ phẫu thuật: Phẫu thuật dây chằng đầu gối không bắt buộc bạn phải tiến hành ngay, điều này là tùy vào mong muốn của người bệnh nhưng mổ nhanh sẽ tránh những hậu quả xấu và giúp phục hồi tốt hơn.
Người cần cân nhắc kĩ giữa lời khuyên của bác sĩ và mong muốn của mình để việc điều trị đứt dây chằng đầu gối đạt hiệu quả cao nhất.