Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm tìm đến phương pháp phẫu thuật với mong muốn điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp này có thật sự cần thiết và đem lại hiệu quả với tất cả bệnh nhân? Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Bài viết sẽ chỉ ra những lưu ý trong phương pháp mổ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào là cần thiết?
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Liệu rằng mổ thoát vị đĩa đệm có phải là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị căn bệnh này?
Không phải lúc nào bác sĩ cũng chỉ định phương pháp mổ để điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở mức độ nhẹ hầu hết được điều trị bằng phương pháp bảo tồn như dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, tập luyện thể thao… là có thể dần bình phục.
Chỉ riêng đối với những trường hợp bệnh nặng, phương pháp điều trị bảo tồn không còn phát huy tác dụng thì bác sĩ mới xem xét khả năng điều trị bằng phẫu thuật. Bởi phẫu thuật là phương pháp có thể gây ra biến chứng và để lại sẹo trên vùng cột sống, thắt lưng.
Người bệnh cần lưu ý vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên mổ không. Không phải trường thoát vị đĩa đệm nào tại vùng thắt lưng đều bắt buộc mổ. Việc có chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tình trạng bệnh, có mắc bệnh khác như tim mạch, tiểu đường nặng, hoặc thoái hóa cột sống hay không. Nếu bệnh nhân bị các bệnh lý nghiêm trọng khác, bác sĩ không thể chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Vậy khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm? Hiện nay, trường hợp thoát vị đĩa đệm mà việc chỉ định mổ đem lại kết quả cao nhất là thoát vị lồi rất lớn gây chèn ép trực tiếp rễ thần kinh, vỡ vào lỗ thần kinh, khối thoát vị chui vào trong ống sống chèn ép chùm đuôi ngựa ảnh hưởng nhiều đến cảm giác và vận động.
Đối với những trường hợp này, khả năng hồi phục chức năng sau khi mổ của thần kinh và cột sống lên đến 80 – 90%. Những trường hợp thoát vị nhẹ, chưa chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép không nhiều thì không cần mổ.
Chỉ định mổ phải dựa vào hai tiêu chuẩn chính là triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp cộng hưởng từ cột sống ngực và thắt lưng.
Phương pháp mổ điều trị thoát vị đĩa đệm đã đạt được những kết quả nhất định, mang lại hi vọng cho nhiều bệnh nhân, tuy nhiên, những bệnh nhân sau khi mổ cũng cần phải có những phương pháp kết hợp để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay
Mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay có các phương pháp sau:
- Phương pháp mổ hở: Phương pháp mổ hở được thực hiện khi nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép lên dây thần kinh hoặc cột sống. Mổ hở sẽ giải quyết các nguyên nhân gây chèn ép khác như gai cột sống. Bác sĩ sẽ gây mê cho người bệnh, sau đó rạch một đường nhỏ ở vị trí đĩa đệm thoát vị. Khi khối thoát vị đã được loại bỏ và giải phóng áp lực của nó lên dây thần kinh, bác sĩ sẽ khâu đường mổ lại.
- Phương pháp mổ nội soi: Phương pháp vi phẫu thuật này về nguyên lý cũng giống với phương pháp mổ hở nhưng vết mổ sẽ nhỏ hơn, sử dụng kính hiển vị hoặc ống nội soi. Khi thực hiện, các mô và cơ không bị cắt rạch mà sẽ được tách ra để tạo đường đi cho ống nội soi. Bên trong cột sống, quy trình loại bỏ khối thoát vị được thực hiện tương tự mổ hở. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho tất cả các trường hợp vì không gian can thiệp hẹp.
- Phương pháp lấy đĩa đệm thoát vị qua da: Phương pháp này giúp lấy nhân nhầy qua da bằng cách làm giảm kích thước khối thoát vị. Thủ thuật này được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, cổ chưa rách bao xơ, có biểu hiện lâm sàng không đáp ứng điều trị nội khoa và có thể thay thế được mổ hở.
Vậy các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
- Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Biến chứng?

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Spine vào năm 2008 đã cho biết, tỷ lệ tái phát và biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm tổng hợp là trên 20.000 bệnh nhân, cụ thể: 5,4 % người bệnh gặp biến chứng trong 3 tháng đầu; 13,4 % bệnh nhân biến chứng sau 5 năm sau mổ. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật chỉ chiếm 18,6%. Nghiên cứu cũng chỉ ra những biến chứng mà đa số người bệnh mắc phải, gồm có:
- Nhiễm trùng sau mổ: Nhiễm trùng là biến chứng phổ biến của các ca phẫu thuật. Biến chứng này xảy ra khi vùng da bị rạch không được vệ sinh kỹ càng, bên trong đĩa đệm hoặc ở ống cột sống bị viêm, mưng mủ, thậm chí hoại tử.
- Các cơn đau kéo dài: Nhiều trường hợp cơn đau do thoát vị đĩa đệm vẫn có thể quay trở lại chỉ sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các rễ thần kinh bị tổn thương không thể hồi phục hoàn toàn, đồng thời vết sẹo sau mổ cũng có thể gây đau đớn và ngứa râm ran khó chịu.
- Thoái hóa cột sống: Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cột sống của người bệnh có thể bị yếu đi, làm thay đổi hình thái tự nhiên của đốt sống, tăng nguy cơ thoái hóa.
- Liệt chi: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chỉ ít trường hợp gặp phải biến chứng này.
Tóm lại, thoát vị đĩa đệm có nên mổ không, mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và các phương pháp điều trị kết hợp sau mổ. Hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi các cách điều trị bảo tồn không còn phù hợp.