Người bị axit uric cao nên ăn gì và kiêng các loại thực phẩm gì?

Axit uric cao là nguyên nhân gây nên bệnh gout – căn bệnh liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vậy người bị axit uric cao nên ăn gì và không nên ăn gì để đưa hàm lượng axit uric nhanh chóng quay về ngưỡng an toàn? 

  1. Axit uric là gì?
Axit uric là gì?

Axit uric là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy cụ thể axit uric là gì? Axit uric là một loại hợp chất dị vòng của các chất như carbon, nito, oxi, hidro… tạo thành các ion và muối được gọi là urat và axit urat. Axit uric chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin và là một trong những chỉ số xét nghiệm sinh hóa quan trọng để xác định cơ thể có bị bệnh gout hay không, bệnh đang tiến triển ở mức độ nào.

Axit uric tồn tại trong cơ thể con người ở một mức độ nhất định, chúng thực hiện nhiệm vụ kích thích não bộ, tăng khả năng tư duy, ngăn ngừa oxy hóa. Nếu hàm lượng chất này tăng cao tăng cao, cơ thể sẽ gặp phải phải một số căn bệnh nguy hiểm, điển hình là bệnh gout và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.

  1. Nguyên nhân khiến axit uric tăng cao

Theo các nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân khiến cho hàm lượng axit uric tăng cao, trong đó phổ biến là:

  • Chức năng thận bị suy giảm.
  • Chế độ dinh dưỡng quá nhiều protein từ các thực phẩm thịt đỏ, cá, hải sản…
  • Uống nhiều rượu, bia.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài.

Nồng độ axit uric bình thường ở nam giới vào khoảng 180 – 420 µmol/lít, nữ giới là 150 – 360 µmol/lít. Nếu lượng axit uric trong máu của nam giới cao > 70mg/l (420 µmol/l) và nữ giới > 60 mg/l (360 µmol/l) thì nguy cơ mắc bệnh gout là rất cao. Khi đó, các tinh thể urat sẽ lắng đọng tại các ổ khớp và khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Nếu đang duy trì những thói quen kể trên, bạn cần thay đổi ngay trước khi nồng độ axit uric tăng cao và gây nên bệnh gout.

  1. Axit uric cao nên ăn gì?

Người có nồng độ axit uric cao nên ăn gì để quay về trạng thái ổn định? Việc sử dụng các loại thực phẩm và đồ ăn thức uống sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được các cơn đau nhức do nồng độ axit uric cao gây ra:

  • Các loại trái cây: Chuối, ổi, nho, táo, cherry có chứa các hoạt chất tự nhiên giúp ổn định, cân bằng lượng axit uric trong máu. Không chỉ vậy, đây còn là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào rất tốt cho sức khỏe.
  • Baking soda: Đây không chỉ là một chất phụ gia thường được sử dụng khi làm bánh mà còn là thực phẩm lý tưởng cho những người có nồng độ axit uric cao. Theo các nghiên cứu, thành phần axit cacbonat có trong baking soda giống như một chất trung gian có tác dụng cân bằng môi trường axit và kiềm trong cơ thể, làm giảm lượng axit dư thừa trong máu. Bạn chỉ cần lấy 1 thìa cà phê bột baking soda pha với 1 ly nước ấm và uống, dùng 3 lần/ngày cho tới khi lượng axit uric quay về mức ổn định.
  • Nước: Nước lọc hay các loại nước khoáng có kiềm là nhân tố chính tham gia vào quá trình bài tiết axit uric qua nước tiểu . Người bị axit uric cao nên uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để có khả năng thanh lọc axit uric dư thừa tốt hơn.
  • Rau xanh: Một số loại rau xanh có khả năng làm giảm lượng axit uric dư thừa rất tốt. Đặc biệt là rau cần có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm giảm axit uric; dưa leo giàu vitamin và kali giúp lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải axit uric qua đường nước tiểu; củ cải có tính kiềm và không chứa purin tốt cho người bị axit uric tăng cao; bí xanh có tính mát, giúp lợi tiểu, giúp thanh thải axit uric dư thừa qua đường nước tiểu.
Axit uric cao nên ăn gì?

Trên đây là những thực phẩm bạn nên được sử dụng một cách thường xuyên và thay đổi trong các bữa ăn cùng với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng ổn định được nồng độ axit uric trong máu.

  1. Axit uric cao nên kiêng ăn gì?

Axit uric cao nên kiêng ăn gì? Người mắc chứng axit uric tăng cao rất cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Đây giải pháp để điều chỉnh lượng axit uric về mức ổn định và phù hợp nhất đối với cơ thể. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm: Đây là một trong những nhóm chất khiến hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều hàm lượng như các loại thịt đỏ, cá béo, trứng, các loại hải sản như tôm, cua, sò…
  • Hạn chế chất béo động vật và chất cholesterol: Các chất này chứa nhiều trong mỡ động vật và nội tạng động vật, thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh, sữa chưa tách kem và chất béo.
  • Hạn chế đường, đặc biệt là đường fructose: Đường có nhiều trong các loại đồ ăn ngọt, bánh kẹo, trái cây quá ngọt, các loại kem, sữa chưa tách đường.
  • Hạn chế tinh bột: Người bị axit uric cao nên hạn chế tiếp thu những thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột như cơm nếp, bánh mì trắng…
  • Hạn chế các loại đồ uống có cồn, chất ga và chất kích thích: Người bệnh cần hạn chế tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Hạn chế các loại thực phẩm làm gia tăng khả năng tổng hợp axit uric trong cơ thể: Nhóm thực phẩm này bao gồm các loại măng, bạc hà, nấm và giá.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về người bị axit uric cao nên kiêng ăn gì và nên ăn gì. Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh hiệu quả.