Những điều cần biết về căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hiện nay đang ngày càng phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ là gì, nguyên nhân và triệu chứng để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh kịp thời.

  1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Đây là tình trạng suy thoái đốt sống cổ do lão hóa. Triệu chứng đặc trưng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là đau và cứng khớp cổ kéo dài.

Xương và sụn vùng đốt sống cổ của con người sẽ bị yếu dần theo thời gian. Vì vậy, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng khác vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây đau và cứng khớp cổ.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ thì có thể làm chèn ép tủy cổ gây đau đầu, chóng mặt, thiếu máu lên não, teo chi hay rối loạn đại tiểu tiện. Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, liệt vĩnh viễn nếu bệnh kéo dài.

  1. Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống, liên quan mật thiết đến các tổ chức thần kinh chi phối toàn bộ hoạt động sống của con người. Chính vì vậy, cột sống cổ có vai trò quan trọng như bộ não thứ 2 của con người.

Chúng ta cần nắm rõ những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ trước khi cơ quan này gặp tổn thương nghiêm trọng như sau:

  • Đau cột sống cổ cấp tính: Biểu hiện đầu tiên là các cơn đau vai gáy bất ngờ và đột ngột khi người bệnh làm việc nặng hay ho, hắt hơi mạnh… Các cơn đau này đặc trưng với hiện tượng buốt nhói như kim châm, khi xoay chuyển cổ phát ra tiếng kêu, kèm theo đó là tình trạng cứng cổ.
  • Đau cột sống cổ mãn tính: Lúc này, các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ sẽ diễn ra âm ỉ, liên tục không rõ lý do.
  • Hạn chế khả năng vận động: Các cử động cổ bao gồm cúi, ngửa, gập cổ trái phải, xoay cổ trái phải nhỏ hơn 45 độ kèm theo cứng cổ, đau cổ.
  • Rễ thần kinh bị chèn ép: Khi rễ thần kinh cổ bị chèn ép, cơn đau sẽ lan xuống vai gáy, cánh tay và chẩm đầu. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp phải hiện tượng Lhermitte, cảm giác như có luồng điện chạy từ cổ xuống xương sống, thậm chí lan sâu xuống cả bàn chân.
  • Tổn thương rễ thần kinh: Dấu hiệu này xảy ra ở giai đoạn muộn của thoái hóa đốt sống cổ. Các triệu chứng đặc trưng là mất phản xạ dựng lông, mất cảm giác chi trên, rối loạn dinh dưỡng da, giảm tiết mồ hôi, không phân biệt được nóng lạnh, nặng hơn là teo cơ…
  • Biến dạng cột sống: Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ lâu năm có thể bị mất đường cong sinh lý cổ, vẹo cổ, sái cổ, mất ưỡn, không xoay chuyển được cổ và đầu…
  • Một số triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ khác: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, gầy rộc, xanh xao, nhức đầu, trí nhớ suy giảm, ăn không ngon, khả năng sinh dục giảm, đại tiểu tiện khó khăn…
  1. Nguyên nhân đốt sống cổ bị thoái hóa
Xương và sụn bảo vệ ở cổ rất dễ bị hao mòn.

Xương và sụn bảo vệ ở cổ bị hao mòn là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Cụ thể, bệnh xuất hiện do các yếu tố sau:

  • Xương phát triển quá mức: Đây là kết quả của việc cơ thể cố gắng phát triển thêm xương để làm cho cột sống khỏe hơn. Tuy nhiên, xương dư thừa sẽ ấn vào các khu vực mỏng manh của cột sống như tủy sống và dây thần kinh, dẫn đến đau cổ và gây thoái hóa.
  • Đĩa đệm bị mất nước: Giữa các xương cột sống có các đĩa đệm, đó là những chiếc đệm dày giúp giảm cú sốc khi nâng, vặn và các hoạt động khác. Bên trong các đĩa đệm có các chất nhờn như gel và chúng có thể khô theo thời gian. Khi đó, xương và các đốt sống cọ xát với nhau nhiều hơn từ đó gây đau.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm cột sống bị nứt khiến nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào ống sống hay các dây thần kinh dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, tê cánh tay.
  • Chấn thương: Các chấn thương ở cổ do tai nạn hay mang vác nặng có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm cho thoái hóa cột sống cổ diễn ra nhanh hơn.
  • Dây chằng bị cứng: Các dây chằng kết nối các xương cột sống với nhau cũng bị cứng hơn theo thời gian, điều này ảnh hưởng đến chuyển động của cổ và làm cho cổ bị căng.
  • Thường xuyên mang vác vật nặng : Mang vác vật nặng lặp đi lặp lại hay sử dụng cổ ở một tư thế trong thời gian dài khiến cột sống cổ chịu nhiều áp lực, quá trình hao mòn xương khớp diễn ra nhanh hơn.
  1. Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ tại nhà

Nếu tình trạng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể khắc phục bằng các biện pháp điều trị tại nhà:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau OTC: Các loại thuốc giảm đau cho người bị thoái hóa đốt sống cổ là Acetaminophen (Tylenol) hoặc NSAID, bao gồm ibuprofen (Advil) và naproxen natri (Aleve).
  • Chườm nóng hoặc lạnh trên cổ sẽ giảm đau nhanh chóng.
  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên phải lưu ý các bài tập phù hợp, tập luyện vừa sức, tránh bệnh nặng hơn.
  • Đeo nẹp cổ mềm giúp các đốt sống cổ nhanh trở về trạng thái bình thường. Lưu ý không nên đeo nẹp cổ hoặc cổ áo trong thời gian dài vì điều này có thể làm cho cơ bắp yếu hơn.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian, thuốc nam để điều trị bệnh.

Trên đây là các giải đáp về bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì, nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ kiểm tra để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.