Những điều cần lưu ý khi tập vận động cho người tắc nghẽn phổi mãn tính
Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tập thể dục tập vận động cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nhờ đó các bắp thịt chắc khỏe hơn, các cơ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn và hỗ trợ đẩy lùi những cơn khó thở góp phần trong việc điều trị căn bệnh COPD.
Tuy nhiên người bệnh tập vận động cho người tắc nghẽn phổi mãn tính cần tập luyện theo chế độ nào, cường độ tập ra sao.
Hãy cùng với KhoeNhe lưu ý và hướng dẫn một phần điểm cần biết khi tập vận động cho người tắc nghẽn phổi mãn tính bạn nhé
– Trong khi tập, đừng quên động tác THỞ CHÚM MÔI với thời gian thở ra gấp 2 lần thời gian hít vào.
– Không nên ăn quá no trong vòng 1 – 2 giờ trước khi tập.
– Nên uống nước đủ trong lúc tập.
– Nếu tập tại các đơn vị phục hồi chức năng hô hấp, cô bác sẽ được theo dõi nhịp tim, huyết áp và lượng oxy trong máu trong lúc luyện tập.
– Nếu khó thở xuất hiện trong lúc tập: thở chậm lại, tập trung vào việc thở chúm môi với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Cô bác sẽ nhanh chóng có đủ oxy cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý tập vận động cho người tắc nghẽn phổi mãn tính nên ngưng tập khi xuất hiện các triệu chứng
– Đau ngực.
– Khó thở nhiều và không cải thiện sau khi dừng lại vài phút.
– Đau chân kiểu co thắt.
– Cảm giác choáng váng, lảo đảo, vã mồ hôi.
Và nên hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên và trợ giúp thích hợp trước khi tiếp tục tập vận động.
Tóm lại, tập thể dục và vận động đúng cách và an toàn được xem là một phương pháp chữa trị không dùng thuốc của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vừa rẻ tiền lại vừa hiệu quả nên được cô bác áp dụng một cách đều đặn và thường xuyên.