Purin là chất gì, công dụng của purin hay thực phẩm có chứa nhiều purin bao gồm những loại gì đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có dấu hiệu của các vấn đề bệnh gout. Có những hiểu biết chi tiết về chất purin có thể giúp chúng ta có thêm nhiều bí quyết để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt hơn. Vậy nếu bạn đang có những thắc mắc xung quanh những vấn đề trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
- Khái niệm Purin
Purin là chất gì? Purin là hợp chất hữu cơ dị vòng, bao gồm một vòng Pyrimidine và một vòng imidazole được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống (động vật, con người, thực vật). Vậy là trong tất cả các loại thực phẩm và đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày như: thịt, cá, tôm, cua, các loại hải sản… đều có chứa purin. Thành phần này có tác dụng kích thích chất dẫn truyền thần kinh, chống oxy hóa cho cơ thể và tham gia vào quá trình chuyển hóa.
Purin có khả năng tan trong nước, có tính axit và bazo yếu. Cấu tạo của purin bao gồm các nguyên tử carbon và nito. Sau khi purin được thu nạp vào cơ thể sẽ bị thoái giáng và biến đổi thành axit uric.

Trong cơ thể con người Purin được chia thành 2 loại cơ bản sau đây:
– Purin nội sinh: Là loại purin được hình thành từ bên trong cơ thể do kết quả của quá trình chuyển hóa axit nucleotid trong cơ thể.
– Purin ngoại sinh: Ngược lại với purin nội sinh, đây là purin được đưa từ bên ngoài vào bên trong cơ thể qua các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tất cả các loại thực phẩm đều có chứa purin với hàm lượng khác nhau. Vì vậy, tùy vào chế độ ăn uống của từng người mà lượng purin ngoại sinh trong cơ thể nhiều hoặc ít.
Purin có mặt ở hầu hết các thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn hay thậm chí ngay ở trong cơ thể chúng ta. Vậy thì công dụng của purin là gì? Các bạn cùng theo dõi tiếp ở phần sau nhé.
2. Công dụng của Purin
Purin có vai trò quan trọng đối với RNA và DNA của tế bào. Ngoài ra, purin cũng là thành phần quan trọng trong một số phân tử sinh học khác như Adenosine triphosphate (ATP), Coenzyme A, Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD), Guanosine-5-triphosphate (GTP), Cyclic adenosine monophosphate (Cyclic AMP).
Công dụng của purin có liên quan chặt chẽ tới một chất khác có tên là axit uric. Khi purin trong cơ thể chuyển hóa sẽ sản sinh ra axit uric. Axit uric có chức năng kích thích não bộ, giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Và axit uric cũng đóng vai trò như là một chất chống oxi hóa trong cơ thể, tiêu trừ các gốc tự do.
Purin ngoại sinh sau khi được thu nạp sẽ được chuyển hóa qua gan và tạo thành axit uric. Axit uric được giải phóng vào máu, được lọc bởi thận và đào thải qua đường tiểu.
Tuy nhiên khi nạp quá nhiều thực phẩm có chứa purin sẽ khiến hàm lượng axit uric có xu hướng tăng lên và tích tụ bên trong máu. Lượng axit uric lắng đọng còn có thể dẫn đến bệnh gout và sỏi thận.
Tóm lại Purin là thành phần có mặt trong các loại thực phẩm, đồ uống và RNA, DNA của con người. Thành phần này có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh tích trữ hàm lượng axit uric trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gout, sỏi thận.
3. Những thực phẩm có chứa nhiều chất Purin
Dưới đây là những thực phẩm có chứa nhiều purin, bạn nên hạn chế cho vào thực đơn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe, tránh thừa chất dẫn đến bị gout hoặc sỏi thận.

Các loại thực phẩm chứa nhiều Purin, bao gồm:
- Thịt đỏ và nội tạng là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin rất cao
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, mỡ động vật,…
- Hải sản như mực, tôm, cua, ghẹ,… là hàm lượng purin cao hơn so với các loại cá.
- Đồ uống chứa cồn không chứa nhiều purine. Tuy nhiên việc thu nạp nhóm thức uống này có thể sản sinh ra nhiều axit lactic và ức chế quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.
Một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa hàm lượng purin cao như măng tây, súp lơ, nấm, đậu nành, đậu đỏ,…
Ngoài ra còn có các loại như hạt hướng dương, rượu bia,… cũng là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất purin.
Vậy bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều purin thay vào đó nên sử dụng các loại thịt trắng như thịt các loại cá sông gồm cá chuối, cá rô, cá trắm hay thịt gà thay thế cho các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn… Việc sử dụng thực phẩm như vậy sẽ giúp giảm tối đa lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế sử dụng nạp purin ngoại sinh vào cơ thể. Đồng thời tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa ít axit uric trong chế biến bữa ăn hằng ngày như: rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, trứng, bơ, sữa… nhằm cung cấp vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế các loại quả chua để tránh làm tăng thêm độ axit trong máu.
Trên đây là tất cả những thông tin để giải đáp các thắc mắc về những câu hỏi như Purin là chất gì, công dụng của purin hay những thực phẩm có chứa nhiều purin để mọi người cùng biết và có những chế độ ăn uống cũng như luyện tập để có một sức khỏe thật tốt.