Thoái hóa cột sống là gì? Điều trị thoái hóa cột sống như thế nào?

Thoái hóa cột sống đang ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do thói quen sinh hoạt, vận động không hợp lý, nhất là với những người trẻ tuổi. Làm thế nào để sớm nhận biết và điều trị thoái hóa cột sống?

  1. Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng gai cột sống, thoái hóa đĩa đệm hay chứng viêm xương khớp của cột sống.

Thoái hóa cột sống xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (vị trí trên và giữa lưng) hay cột sống thắt lưng (phần dưới trở lại). Trong đó, thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ là phổ biến nhất.

Khi các đốt sống bị lão hóa tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, hoặc chồi xương phát triển quá mức, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn tiền đình, mất khả năng vận động, teo cơ, thậm chí là bại liệt.

Bệnh thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa.

Thoái hóa cột sống là tình trạng phổ biến ở những người lao động nặng nhọc, dân văn phòng, chủ yếu sau 30 tuổi và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.

Đặc biệt, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây, số người trẻ gặp các vấn đề về cột sống, trong đó thoái hóa đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

  1. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống chủ yếu do quá trình lão hóa gây ra. Bên cạnh đó, một số thói quen không khoa học cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng bệnh lý này. Cụ thể:

  • Lão hóa tự nhiên: Theo thời gian, cột sống cũng bị bào mòn trong quá trình lão hóa, các xương khớp không còn được chắc khỏe, dễ bị tổn thương, lượng canxi không còn dồi dào khiến cột sống yếu dần. Khi bị thoái hóa, các mỏm xương cọ xát vào nhau, chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống, từ đó tạo áp lực cho cột sống và gây ra những cơn đau nhức.
  • Các thói quen xấu: Các thói quen gây thoái hóa cột sống phải kể đến như khuân vác nặng, cúi gập người sai tư thế, làm việc quá sức, ngồi làm việc trước máy tính liên tục, ngồi và nằm sai tư thế, hế độ ngủ nghỉ thiếu khoa học, đi giày cao gót quá nhiều, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc…
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống một phần là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất, nhất là canxi, omega-3 và các khoáng chất thiết yếu. Thiếu chất khiến cho cột sống bị yếu và dễ thoái hóa. Bên cạnh đó, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh cũng tác động tiêu cực đến xương cột sống.
  • Di truyền: Nếu bố mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống, con cái sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh, đồng thời quá trình thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn.
  • Do một số căn bệnh cột sống: Hẹp ống sống, viêm xương khớp, vỡ sụn xương… có thể dẫn đến thoái hóa cột sống.
  • Thoái hóa cột sống do thừa cân, béo phì khiến cột sống chịu áp lực quá lớn hoặc lười vận động khiến hệ cơ xương khớp ngày càng yếu.
  1. Dấu hiệu thoái hóa cột sống
Dấu hiệu thoái hóa cột sống là gì?

Tùy thuộc vào từng điểm bị thoái hóa mà dấu hiệu thoái hóa cột sống có thể khác nhau. Các dấu hiệu thường gặp là:

  • Đau vùng gáy, đôi khi lan xuống vai, cánh tay, tê cánh tay, cẳng tay và ngón tay.
  • Hạn chế các vận động cổ như xoay, ngửa, cúi cổ.
  • Dấu hiệu thoái hóa cột sống là nhức đầu từ vùng chẩm lan ra thái dương, trán hoặc là sau hố mắt.
  • Nhức đầu kèm theo chóng mặt, ù tai, mờ mắt, hoa mắt, nuốt vướng.
  • Gai xương chèn ép vào phần trước tủy gây liệt cứng nửa người hoặc tứ chi tăng dần.
  • Đau buốt vùng cột sống thắt lưng, đau cả hai bên nhưng không lan xuống đùi và khớp gối. Các cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh, đột ngột hoặc tư thế… Đau kéo dài dưới 4 tháng.
  • Cơn đau mạn tính thường là đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, không lan xa, đau tăng khi vận động, giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, đồng thời cột sống có thể biến dạng một phần.
  • Hạn chế vận động, khó thực hiện các động tác cúi ngửa, vươn người…
  • Một số triệu chứng khác như: Mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng, tê bì tay chân…
  1. Điều trị thoái hóa cột sống

Điều trị thoái hóa cột sống tại nhà:

  • Giảm cân (nếu cần thiết), duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
  • Luyện tập một số bài tập như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu dưới nước, các bài tập tăng cường cơ bắp, bài tập về phạm vi chuyển động….
  • Dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị tổng thể. Lưu hạn chế nghỉ ngơi tại giường, dùng nẹp, thanh giằng trong thời gian dài.
  • Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc khác: Massage, châm cứu, chườm nóng hoặc chườm lạnh, bổ sung dinh dưỡng….

Điều trị thoái hóa cột sống theo phương pháp y học:

  • Thuốc: Bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticosteroid;
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này giúp giảm tình trạng đau lưng mạn tính hoặc đau cổ.
  • Phẫu thuật: Áp dụng hệ thống thần kinh bị hư hỏng hoặc việc đi bộ trở nên rất khó khăn.

Hy vọng rằng các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu thoái hóa cột sống, cách điều trị thoái hóa cột sống trên đây sẽ giúp ích cho quá trình điều trị của các bạn.