Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp háng là gì? Thoái hóa khớp háng là căn bệnh ngày càng phổ biến và gây ra những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Xác định sớm nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả, đề phòng các biến chứng nguy hiểm như: biến đổi cấu trúc khớp, tàn phế…

1. THOÁI HÓA KHỚP HÁNG LÀ GÌ?

Khớp háng được bao phủ bởi sụn khớp có cấu trúc trơn láng và đàn hồi, giúp cho hai đầu xương trượt lên nhau và di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, theo thời gian quá trình lão hóa tự nhiên và tác động cơ học khiến cho sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, lâu dần mất đi chức năng và dẫn đến thoái hóa khớp háng. Người bệnh bị thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển chậm, giảm triệu chứng đau đớn, giảm nguy cơ tàn phế.

2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THOÁI HÓA KHỚP HÁNG

Theo ý kiến của PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM): “Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng nhằm điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu đến 80% biến chứng nguy hiểm của bệnh”. Bác sỹ cũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng bao gồm những yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Theo nghiên cứu, có hơn 50% trường hợp thoái hóa khớp háng xảy ra ở người già (trên 50 tuổi) do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
  • Chấn thương: do tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang.
  • Thiếu chất: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển sụn khớp cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng.
  • Lao động nặng: Một số người thường xuyên bê vác không đúng tư thế, lao động nặng… khiến khớp háng chịu sức ép lớn, dẫn đến tổn thương khớp háng.

Thoái hóa khớp háng gây ra những cơn đau dai dẳng

3. TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HÁNG

Thoái hóa khớp háng phát triển theo từng giai đoạn cụ thể, người bệnh có thể căn cứ vào những biểu hiện sau:

3.1. Giai đoạn sớm

Xuất hiện cơn đau nhói ở vùng bẹn, sau đó đau lan xuống đùi và cẳng chân.

Cơn đau mang tính cơ học, đau tăng khi vận động hoặc đứng lâu, giảm khi nghỉ ngơi.

Các cơn đau làm người bệnh khó khăn khi di chuyển, vận động, chân đi khập khiễng, khó đứng vững.

Người bệnh thường có các biểu hiện như: tê mỏi, khó co duỗi chân.

3.2. Giai đoạn sau

Ở giai đoạn này cơn đau xuất hiện với nhiều, chủ yếu vào buổi sáng và chiều tối. Cơn đau xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.

Ở một số vị trí xung quanh, các khớp xương trở nên khô cứng, kêu lạo xạo khi di chuyển, gai xương bám đầy quanh khớp gây hạn chế vận động.

Ngoài ra, cơ bắp quanh háng sẽ bị teo nhỏ, hạn chế khả năng vận động ở bệnh nhân như xoay người, gập người, dạng háng….

3.3. Giai đoạn muộn

Ở giai đoạn này, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Do đó, ngay khi phát hiện cơn đau vùng xương khớp háng, người bệnh nên đi thăm khám, hoặc sử dụng các sản phẩm có cơ chế giảm đau an toàn mà không gây tác dụng phụ.

4. THOÁI HÓA KHỚP HÁNG GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ GÌ?

Trường hợp phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời sẽ có nhiều bất lợi cho người bệnh. Tình trạng đau nhức sẽ xảy ra thường xuyên, hiện tượng cứng khớp xuất hiện ngay cả khi không vận động gì. Nặng hơn nữa, người bệnh sẽ không thể đi lại được do chỏm khớp đã biến dạng. Các gai xương bám xung quanh khớp, gây mất vận động. Người bệnh có thể mất khả năng xoay người, một số thao tác như: gập người hoặc dạng háng và vùng cơ bên thoái hóa khớp háng bị teo nhỏ hẳn.

5. GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HỮU HIỆU GIÚP “LOẠI BỎ” THOÁI HÓA KHỚP HÁNG 

5.1. Điều trị thoái hóa khớp háng theo phương pháp Tây y

Thuốc tây giúp giảm nhanh cơn đau, nên bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc như: Paracetamol, Co-codamol….

Một số loại thuốc chống viêm như: Aspirin, Indomethacin, Ibuprofen… đồng thời ngăn chặn viêm nhiễm lan ra khu vực lân cận.

Ngoài ra, khi thoái hóa khớp háng ở giai đoạn nặng, người bệnh đau cả khi đang nghỉ ngơi. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật thay khớp háng.

5.2. Điều trị thoái hóa khớp háng bằng thuốc Nam

Thoái hóa khớp háng phát triển theo từng giai đoạn cụ thể

Một số bài thuốc Nam có thành phần thảo dược lành tính hiện đang được khá nhiều người áp dụng. Tùy vào từng trường hợp và tình trạng mà bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:

Bài thuốc từ cây cỏ xước: Chuẩn bị 12g cỏ xước, 12g thổ phục linh, 12g hà thủ ô, 10g lá lốt, 12g cây mắc cở, 10g sài đất, 8g thiên niên kiện, 18g sinh địa, 8g quế chi. Cho các vị thuốc vào ấm sắc, thêm nước rồi sắc thuốc uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, duy trì đều đặn hàng ngày bạn sẽ thấy kết quả tốt.

Bài thuốc từ hạt mè: Chuẩn bị 100g hạt mè đã rang vàng, giã nhuyễn, ngâm cùng 1lít rượu trắng. Mỗi lần, lấy 10ml rượu mè để sử dụng, uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc từ cây cà gai leo: Cây cà gai leo giúp giảm cơn đau, cải thiện tình trạng thoái hóa khớp háng. Người bệnh lấy 60g cà gai leo, sắc nước uống hàng ngày. Duy trì hoạt động này thường xuyên bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc từ ngải cứu trắng: Ngải cứu rửa sạch, trộn cùng muối rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp hỗn hợp vào khớp háng, thực hiện hàng ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc từ tỏi: Lấy khoảng 40g tỏi, bóc sạch vỏ rồi cắt thành từng lát nhỏ. Sau đó cho tỏi vào một chiếc bình thủy tinh, đổ 100ml rượu trắng ngon khoảng 40 độ vào ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi sáng bạn có thể dùng khoảng 20 giọt, sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh rất tốt, giúp giảm đau và ngăn chặn thoái hóa khớp.

5.3. Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng

Bài tập nâng chân cao: Tư thế nằm sấp, hai tay chống thẳng lên, sao cho hai mũi chân chạm mặt sàn. Người bệnh để hai đầu gối chạm xuống đất, từ từ nâng hai chân tạo với mặt sàn một góc 90 độ. Giữ tư thế này trong vòng 10 giây rồi lặp lại  hằng ngày mỗi ngày 10 phút.

Bài tập kéo gối: Nằm ngửa, co hai đầu gối lại. Dùng tay kéo đầu gối áp sát vào ngực. Giữ tư thế 10 giây, duy trì bài tập hằng ngày để thấy hiệu quả.

5.4. Hỗ trợ giảm thoái hóa khớp háng bằng Đông y

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng kể trên, đa phần chỉ làm hạn chế tình trạng bệnh đến một giai đoạn nhất định, với những trường hợp đau nặng, khó có thể điều trị dứt điểm. Với hiệu quả cao, tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, lại an toàn, lành tính nên các phương pháp Đông y hiện đang được đông đảo người bệnh đông đảo người bệnh lựa chọn. Trong đó những sản phẩm 100% thảo dược thiên nhiên sẽ giúp giảm cơn đau do thoái hóa khớp háng hiệu quả.

6. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HÁNG

Để phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của bệnh thoái hóa khớp háng, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:

  • Với người thừa cân, béo phì, cần có chế độ ăn uống tập luyện để giảm cân, tránh gây áp lực mạnh cho hệ xương khớp, nhất là khớp gối và cột sống.
  • Nếu phát hiện thấy tình trạng viêm, chấn thương bạn nên khám chữa sớm để hạn chế nguy cơ bị thoái hóa khớp háng lúc về già.
  • Không nên lạm dụng thuốc có corticoid, phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế chấn thương: hạn chế vận động mạnh, tránh các chấn thương gãy cổ xương đùi, trật khớp háng…

Ngoài ra, khi bước vào giai đoạn nặng, điều trị nội khoa không còn hiệu quả, nhiều người sẽ phải tiến hành phẫu thuật thay khớp háng. Đây là phương pháp phổ biến giúp người bệnh hết đau, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.

Hy vọng rằng, với những thông tin trên đây bạn có thể hiểu về bệnh thoái hóa khớp háng và biết cách điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu của thoái hóa khớp háng, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị sớm.