Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì? Triệu chứng và các biện pháp chữa trị?

“Gần đây tôi có triệu chứng đau kéo dài từ ngón chân đến mắt cá chân, đi lại rất khó khăn. Liệu có phải tôi bị trượt đốt sống l4 l5 hay không?”. Benhviemkhop.org sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời chỉ rõ các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5.

  1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 là gì?

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở giữa các đốt xương cột sống thắt lưng l4 và l5. Đây được xem là vị trí thường hay xảy ra các tổn thương nhiều nhất tại xương sống.

Đĩa đệm nằm xen giữa 2 đốt sống thắt lưng l4 l5 có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nó giống như một bộ phận giảm xóc, tránh tổn thương có thể xảy ra khi cơ thể vận động.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5, vỏ bao xơ bao bọc quanh phần nhân của đĩa đệm gặp vấn đề, thường bị xẹp và mòn đi do căng thẳng và áp lực. Lúc này, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài qua các vết nứt ở vỏ đĩa đệm. Điều này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến dây thần kinh nằm ở vị trí xung quanh đốt sống thắt lưng l4 và l5, các rễ thần kinh cột sống và gây nên tình trạng đau thắt lưng.

Vậy thoát vị đĩa đệm l4 l5 có những dấu hiệu nhận biết gì?

  1. Thoát vị đĩa đệm l4 l5 có dấu hiệu gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Xuất hiện các cơn đau kéo dài từ ngón chân cái cho tới mắt cá chân, từ đó khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.
  • Cơn đau tăng lên khi di chuyển, tác động ngoại lực, đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Tê bì, đau nhức ở vị trí các ngón chân lan rộng lên đến tận mông.
  • Xuất hiện cơ đau nhói vùng thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:

  • Đau rễ thần kinh, các cơn đau tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng tăng.
  • Rối loạn cảm giác cảm giác, nóng, lạnh thất thường, rối loạn xúc giác.
  • Rối loạn bài tiết, dẫn đến tình trạng bí tiểu, thậm chí tiểu tiện không kiểm soát.
  • Tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm cho hai chân bị tê yếu, thậm chí dẫn đến bại liệt.
Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
  1. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm l4 l5

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5, trong đó phổ biến là các nguyên nhân sau đây:

  • Tuổi tác: Với những người ở độ tuổi trung niên, hệ thống xương khớp trong cơ thể sẽ trở nên lỏng lẻo hơn, thiếu dưỡng chất làm cho đĩa đệm thoái hóa dần. Theo thời gian, các đĩa đệm l4 l5 lão hóa nhanh chóng, dẫn đến bào mòn, mất nước và dễ dàng bị thoát vị.
  • Hoạt động sai tư thế: Bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm l4 l5 khi hoạt động sai tư thế trong một thời gian dài như. Các tư thế làm tăng khả năng mắc bệnh là ngồi nhiều, đứng quá lâu, ngồi cong vẹo cột sống sang một bên, nhấc vật lên đột ngột, tập thể dục sai cách.
  • Chấn thương: Đĩa đệm ở vị trí l4 l5 có thể gặp chấn thương do tai nạn giai thông, tai nạn trong lao động hay sinh hoạt hằng ngày. Các chấn thương này khiến bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
  • Yếu tố di truyền hay bẩm sinh: Bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 cũng có thể là do di truyền từ người thân mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó, một số bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai cột sống, vẹo cột sống, gù cột sống,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Tính chất công việc: Công việc bạn đang làm hằng ngày cũng có thể khiến vùng lưng phải chịu tác động lớn. Những công việc như mang vác nặng, đứng nhiều, ngồi quá lâu… chính là nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5.
  • Một số nguyên nhân khác: Thiếu chất dinh dưỡng, béo phì, dùng chất kích thích… cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm l4 l5.
  1. Tôi bị trượt cột sống l4 l5 có chữa được không?

Tôi bị trượt cột sống l4 l5 có chữa được không? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?”. Đây là thắc mắc của nhiều người bị thoát vị đĩa đệm l4 l5. Các bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị bệnh phổ biến như sau:

Phương pháp không phẫu thuật

Phương pháp này áp dụng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Để kiểm soát các cơn đau, bạn cần:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng để làm dịu cơn đâu.
  • Uống thuốc giảm đau, sử dụng thuốc giãn cơ theo tư vấn của bác sĩ.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.
  • Tiêm thuốc ngoài màng cứng.
  • Châm cứu bấm huyệt và massage trị liệu.

Các biện pháp này cần được kết hợp, thực hiện thường xuyên để thấy được hiệu quả.

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này được các bác sĩ chỉ định thực hiện nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội, đau cản trở nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh.
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường liên quan đến dây thần kinh ở chân.
  • Khi chức năng ruột và bàng quang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc, các bài vật lý trị liệu và các phương pháp kể trên nhưng bệnh không thuyên giảm.

Đến ngay cơ sở y tế để khám chữa nếu bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 có những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.