Người bệnh nếu sớm nhận biết những biểu hiện của bệnh gout qua các giai đoạn khác nhau thì có thể kiểm soát được sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên rất ít người nắm rõ được kiến thức tổng quan về bệnh lý này. Bệnh gout có mấy giai đoạn? Dấu hiệu giai đoạn đầu và điều trị như thế nào? Nếu bạn còn nhiều thắc mắc thì hãy tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.
- Các giai đoạn của bệnh gout
Gout là một dạng viêm khớp mãn tính phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên – đặc biệt là nam giới. Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, ăn thịt đỏ, hải sản, béo phì và lười vận động.
Yếu tố giúp phân biệt bệnh gout với các dạng viêm khớp khác là nồng độ axit uric cao. Axit uric là kết quả của quá trình thoái giáng nhân purin, thành phần này thường được lọc ở thận và đào thải qua đường tiểu. Tuy nhiên ở những người có hàm lượng axit uric máu cao, thành phần này sẽ có xu hướng tích tụ trong máu. Khi lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp hoặc khi lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat như viêm thận hoặc sỏi thận.

Vậy bệnh gout có các giai đoạn nào?
Theo các chuyên gia bệnh gout phát triển qua 4 giai đoạn đặc trưng, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn axit uric cao
Thông thường ở giai đoạn 1, bệnh gout chỉ phát triển âm thầm và không có dấu hiệu cụ thể nào ở các khớp. Chỉ đến khi tiến hành xét nghiệm máu, người bệnh mới phát hiện ra nồng độ axit uric đang tăng cao. Tăng axit uric máu được xác định khi nồng độ cao hơn 7mg/ dl (đối với nam) và 6mg/ dl (đối với nữ). Mặc dù vậy, không phải trường hợp nào tăng hàm lượng axit uric trong máu cũng đều gây ra bệnh gout. Các thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 20% trường hợp tăng axit uric máu phát triển thành bệnh gout. Do đó nếu phát hiện sớm, bạn có thể điều chỉnh nồng độ axit uric và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh gout bùng phát.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn cấp tính
Đây là thời điểm bệnh gout bắt đầu bùng phát các cơn đau cấp tính. Khi hàm lượng axit uric tăng cao trong máu, các tinh thể muối urat bắt đầu hình thành tích tụ tại các tổ chức khớp gây ra những cơn đau nhức, khó chịu đặc biệt ở các khớp cổ tay, chân, ngón tay, ngón chân…đồng thời các khớp bắt đầu sưng cứng và nóng đỏ. Hiện tượng này có thể kéo dài từ 1- 2 tuần, sau đó bệnh sẽ ủ từ 3 – 5 năm sau tái lại với đợt đau nhức, sưng cứng khớp thứ 2 phụ thuộc vào sự kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người bệnh trong thời gian đó.
Tham Khảo: người bệnh gout có ăn được vịt không
- Giai đoạn 3: Giai đoạn mãn tính
Giai đoạn mãn tính hay còn được gọi là giai đoạn tổn thương khớp. Ở giai đoạn này, những tổn thương phát triển dần từ một khớp sang nhiều khớp khác, xuất hiện nhiều cơn đau cấp tính không thường xuyên và theo chu kỳ. Tuy nhiên trong giai đoạn này, người bệnh vẫn sinh hoạt và lao động các khớp bình thường bởi cảm giác đau không dữ dội giữa các đợt cấp tính dẫn đến sự chủ quan là bệnh đã hết. Người bệnh không thể biết được hàm lượng axit uric trong máu vẫn tiếp tục tăng cao và những cơn đau dai dẳng này chỉ được kiểm soát chỉ số acid uric ở mức 6 mg/dl được duy trì. Điều trị trong giai đoạn này đòi hỏi phải sử dụng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn xuất hiện hạt tophi
Xuất hiện hạt tophi được cho là giai đoạn cuối của bệnh gout. Lúc này các tinh thể urat sẽ bám chặt vào khớp và gây ra các hạt tophi. Các hạt này thường lắng đọng ở khớp ngón chân và ngón tay, gây đau nhức, giảm chức năng vận động, tăng nguy cơ biến dạng khớp và tàn phế.
Đây là tất cả các giai đoạn của bệnh gout bạn cần biết. Vậy dấu hiệu của bệnh gout thì sao?
- Các dấu hiệu nhận biết bệnh gout giai đoạn đầu
Không chỉ gout mà bất kì bệnh gì nếu chúng ta phát hiện sớm thì sẽ có khả năng chữa khỏi cao hơn. Đã có bệnh mà thờ ơ đợi đến khi bệnh nặng thì dù có nhiều tiền cũng “bó tay”. Vậy nên các bạn nên tham khảo những dấu hiệu nhận biết bệnh gout ở giai đoạn đầu đặc biệt là dấu hiệu bệnh giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Dấu hiệu giai đoạn 1:
Ở giai đoạn 1 là giai đoạn nồng độ axit uric tăng cao nên hầu như không có dấu hiệu triệu chứng gì giúp người bệnh nhận ra, chỉ khi người bệnh đi xét nghiệm máu thì mới có thể phát hiện được. Trong giai đoạn này người bệnh vẫn cần thiết thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để ngăn chặn sự tăng cao hơn nữa hàm lượng axit uric trong máu.
Dấu hiệu giai đoạn 2:
Khi nồng độ axit uric cao đến mức nhất định, cơn đau gout cấp tính sẽ bùng phát mạnh trong 6 – 24 giờ.

Dấu hiệu nhận biết như sau:
- Đau nhức khớp dữ dội (cơn đau do bệnh gout cấp thường có mức độ nặng nề hơn triệu chứng đau do thoái hóa và viêm khớp dạng thấp).
- Khớp sưng đỏ và nóng
- Triệu chứng bùng phát dữ dội và kéo dài trong vòng 6 – 24 giờ.
- Cơn đau có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể và khó khăn khi đi lại.
- Các triệu chứng có xu hướng thuyên giảm và biến mất sau 3 – 10 ngày.
Tuy nhiên phần lớn (khoảng 60%) bệnh nhân có thể gặp phải cơn đau do bệnh gout trong vòng 1 – 3 năm. Gout ở giai đoạn cấp tính có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc tăng đào thải axit uric kết hợp với thuốc chống viêm và giảm đau kết hợp với ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức mà bất kì ai cũng nên trang bị cho mình về bệnh gout như các giai đoạn của bệnh gout, những dấu hiệu của bệnh gout ở từng giai đoạn đặc biệt là dấu hiệu ở giai đoạn 1 và 2. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp mọi người có những hiểu biết nhận định để bảo vệ và chăm sóc cơ thể mình!