Trẹo chân làm thế nào nhanh khỏi và đi lại được bình thường?

Trẹo chân là tình trạng dễ xảy ra khi bạn gặp phải tai nạn hay bất cẩn trong đi lại. Tìm hiểu ngay các cách điều trị trẹo cổ chân để nhanh chóng lấy lại khả năng vận động bình thường.

1. Trẹo cổ chân là gì?

Trẹo cổ chân là tình trạng thường gặp khi xảy ra va chạm, té ngã hoặc tai nạn… Các chấn thương này khiến cho các khớp, gân cơ và dây chằng tổn thương, dẫn đến bong gân, thậm chí là sai khớp.

Khi bị trẹo chân ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị căng giãn dây chằng quanh khớp. Nếu nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện những tổn thương như rách, đứt dây chằng, tụ máu quanh khớp hay trật khớp cổ chân…

Đối với các trường hợp giãn dây chằng quanh khớp cổ chân, người bệnh thường sẽ có cảm giác đau đớn, sưng nề nhẹ ở vùng khớp, từ đó làm hạn chế khả năng đi lại.

Bên cạnh đó, các trường hợp bị tổn thương dây chằng quanh khớp, trật khớp, người bệnh sẽ bị sưng nề nhiều vùng khớp, đau nhiều hơn, mất khả năng vận động, không đi lại được.

Bong gân, trẹo cổ chân là tình trạng thường gặp.

Xem Thêm: Cách xử trí đau mắt cá chân nhanh khỏi

2. Cách xử lý nhanh khi bị trẹo chân

Khi gặp va chạm dẫn đến chấn thương, bạn có thể giảm các cơn đau bằng các biện pháp điều trị trẹo cổ chân đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà và thực hiện càng sớm càng tốt:

  • Nghỉ ngơi, không đi lại bằng chân bị chấn thương
  • Chườm đá tại các vị trí bị sưng nề: Lưu ý mỗi lần chườm kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày chườm 3 – 4 lần, không đặt đá trực tiếp lên da mà dùng túi đá chườm hoặc dùng khăn bọc bên ngoài.
  • Xoa bóp chân bong gân, trật khớp, trẹo cổ chân: Đây là biện pháp được lưu truyền trong dân gian từ lâu, được áp dụng để cải thiện tình trạng bị trật khớp, trẹo chân, bong gân hiệu quả. Xoa bóp là cách để nắn các khớp xương bị trật về đúng vị trí ban đầu của nó. Tuy nhiên, cách chữa trị trẹo cổ chân này thường chỉ áp dụng với các trường hợp nhẹ. Khi bị trẹo cổ chân nặng, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được chỉ định biện pháp phù hợp chứ không được tự ý xoa bóp vì, tránh các tác dụng ngược.
  • Băng chun: Bệnh nhân thực hiện phương pháp này bằng cách băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân hoặc dùng thanh nẹp cổ chân. Lúc này, cổ chân cần được nghỉ ngơi vì vậy bạn nên dùng nạng khi di chuyển.
  • Kê cao chân: trong vòng 48 giờ đầu sau khi bị trẹo cổ chân, bệnh nhân nên kê chân cao hơn tim.
  • Dùng thuốc: Các loại thuốc bệnh nhân có thể tham khảo là thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề như ibuprofen, alphachoay…

3. Bị trẹo chân làm thế nào nhanh khỏi?

Bị trẹo chân làm thế nào nhanh khỏi? Ngoài các biện pháp sơ cứu phía trên, bạn có thể tham khảo thêm các cách điều trị trẹo cổ chân theo phương pháp dân gian. Hiệu quả đạt được có thể khiến bạn bất ngờ.

·        Sử dụng lá cây nhãn: Nhãn là loại cây xuất hiện khá nhiều trong tự nhiên. Lá cây có thể giúp cải thiện tình trạng trẹo chân, bong gân một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cách thực hiện chữa trẹo chân bằng lá nhãn rất đơn giản, bạn chỉ cần phơi khô lá nhãn, sau đó hòa chúng với bột chín để tạo hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp đặc sệt này đắp lên vùng bị đau ngày 3 lần, thực hiện trong vòng 1 tháng là khỏi hoàn toàn.

·        Dùng dây bí ngô và gừng: Bạn có thể sử dụng dây bí ngô, kết hợp chúng với gừng giã nát để đắp trực tiếp vào chân bị tẹo. Đây là cách làm khá đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng nhanh chóng.

·        Chữa trẹo chân bằng lá cúc tần: trong y học cổ truyền, cúc tần là loại cây có tác dụng thần kỳ. Lá cúc tần có khả năng chống viêm, đồng thời có tác dụng làm dịu nhẹ vết thương trẹo chân, nhờ đó từng bước đưa khớp chân bị trẹo trở về vị trí ban đầu. Không chỉ vậy, lá cúc tần còn có chứa nhiều thành phần bôi trơn, tạo ra sự chuyển động nhịp nhàng hơn cho các cơ xương khớp.

·        Một số bài thuốc khác: Ngoài 3 cách thông dụng kể trên, người bệnh còn có thể sử dụng lá gấc, lá si, lá ngải cứu, lá tầm gửi, rau hẹ giã nát… để đắp lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý, trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp các loại thuốc xoa như thiên niên kiện, quế chi, địa liền… để vết thương hồi phục nhanh hơn, không bị đọng hay đông máu bên trong, đồng thời ngăn chặn khả năng tái phát các cơn đau trong tương lai.

4. Nguyên tắc khi điều trị trẹo cổ chân

Lưu ý các nguyên tắc khi điều trị trẹo cổ chân.

Hầu hết các trường hợp trẹo cổ chân không cần phẫu thuật, thậm chí bị trẹo chân ở mức độ nặng.  Thay vào đó, người bệnh có thể kết hợp các biện pháp kể trên để điều trị trẹo cổ chân. Tuy nhiên, dù là điều trị theo cách nào, bạn cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của xương khớp:

  • Tuyệt đối nghỉ ngơi, bất động để giảm sưng nề và giúp khớp xương trở về vị trí ban đầu.
  • Sau khi khớp xương dần phục hồi, người bệnh cần chú ý tập luyện nhẹ nhàng để sớm lấy lại biên độ vận động của khớp, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ.
  • Sau đó, tiếp tục tập luyện, dần thích nghi để trở về với các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Quá trình luyện tập và phục hồi thường kéo dài 3 tuần đối với trẹo cổ chân mức độ nhẹ, 6 – 12 tuần đối với các trường hợp trẹo chân, bong gân ở mức độ vừa và nặng.

Bị trẹo chân làm thế nào để nhanh khỏi? Hãy kết hợp các biện pháp kể trên để thấy được hiệu quả nhé!