Phong tê thấp là một dạng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và người thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc. Cùng tìm hiểu các triệu chứng bệnh phong tê thấp, từ đó phòng ngừa và có cách chữa phong tê thấp kịp thời.
1. Các triệu chứng bệnh phong tê thấp

Triệu chứng bệnh phong tê thấp khá giống với nhiều căn bệnh khác evef xương khớp. Do vậy, người bệnh cần chú ý các triệu chứng điển hình dưới đây:
- Đau nhức xương khớp dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.
- Kèm theo các cơn đau là cảm giác tê bì tại các vùng khớp như khớp, bàn chân, bàn tay hay xương đầu gối, cột sống.
- Các khớp bị sưng đỏ, cứng xương, đặc biệt là sau khi vừa ngủ dậy.
- Chân tay cử động khó khăn, các cơ bị yếu dần.
- Có trường hợp bị sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu trong người.
Trong đó, triệu chứng bệnh phong tê thấp điển hình nhất là tình trạng sưng, đau nặng ở các khớp, đặc biệt là ở xương sống khiến người bệnh gặp khó khăn ngay cả khi nằm hay ngồi.
Phong tê thấp nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây ra những biến chứng như teo cơ, bại liệt. thậm chí tàn tật suốt đời.
2. Cách chữa phong tê thấp
Cách chữa phong tê thấp bằng phương pháp Tây y
Thuốc Tây y chữa bệnh phong thấp hiện nay có rất nhiều loại, trong đó phổ biến là 5 loại thuốc dưới đây:
· Thuốc giảm đau và kháng viêm không chứa steroid
· Thuốc giãn cơ
· Thuốc giúp tăng dẫn truyền thần kinh
· Thuốc chống thoái hóa
· Các loại vitamin thuộc nhóm B
Cách chữa phong tê thấp nhờ thay đổi lối sống:
Để nhanh chóng khỏi bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần:
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì bởi điều này có thể làm tăng áp lực lên ổ khớp, làm cho khớp đau nhức hơn.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau quả, thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp.
- Hạn chế sử dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động mạnh như mang vác vật nặng, sai tư thế…
- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giúp các khớp xương dẻo dai hơn.
Chữa phong tê thấp bằng cách thay đổi chế độ ăn uống
Người bệnh phong tê thấp cần xây dựng một thực đơn ăn kiêng lành mạnh, khoa học để nhanh chóng cải thiện hệ xương khớp. Các loại thực phầm người bệnh không nên ăn bao gồm:
- Rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác… đây là những thực phẩm gây kích ứng làm phá hủy các tế bào sụn khớp, tăng các triệu chứng đau xương khớp.
- Các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt… không tốt cho xương khớp.
- Hạn chế chất đạm, giảm thực phẩm giàu đạm trong các bữa ăn.
- Kiêng ăn những loại như củ cải trắng, thịt heo kho gừng, mận…. Bởi chúng giàu acid oxalic không tốt cho các bệnh xương khớp.
- Hạn chế ăn thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, đồ ăn sẵn, bánh kẹo, nước ngọt có gas… để tránh bị tăng lipid máu gây các phản ứng viêm tấy.
- Không nên ăn thịt đỏ, nội tạng, nhiều muối, đường… làm tăng đào thải axit.
- Hạn chế đồ chiên xào, nướng, thức ăn nhanh vì chứa nhiều chất béo bão hòa gây giãn tĩnh mạch, xung huyết.
- Kiêng thực phẩm từ bắp, bơ sữa, gạo nếp và những thực phẩm đã qua chế biến như các loại bánh.
3. Chữa phong tê thấp bằng dân gian

Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian chữa phong tê thấp mang lại hiệu quả cao. Trong đó, chữa phong tê thấp bằng dân gian phổ biến là:
Chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, lá lốt có chứa chất kháng khuẩn, chống viêm và có khả năng giảm đau vô cùng hữu hiệu. Còn theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, tán hàn, ôn trung, hạ khí.
Với các công dụng đó, bài thuốc từ lá lốt là cách chữa phong tê thấp bằng dân gian được nhiều người áp dụng để giảm đau nhức đặc biệt là đau khớp vào mùa lạnh, trị chứng ra nhiều mồ hôi tay chân…
Người bệnh cần kiên trì đắp lá lốt thì các cơn đau do phong thấp sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Chữa phong tê thấp bằng cần tây
Từ lâu, dân gian đã sử dụng cả rễ, thân và lá của cây cần tây để chế biến thành những bài thuốc. Chúng có tác dụng trị bệnh hô hấp, mất ngủ, cao huyết áp và đặc biệt rất tốt cho xương khớp.
Cách sử dụng cần tân chữa phong tê thấp như sau:
- Rửa sạch, phơi khô rễ, thân, lá cần tây trong bóng mát.
- Sắc cần tây cùng 3 bát nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 2 bát nước.
- Uống 3 lần trong ngày và uống khi thuốc còn nóng ấm.
Chữa phong thấp bằng gừng và củ hành
Bài thuốc trị phong thấp từ gừng và hành có tác dụng khử phong trừ hàn, giúp lưu thông máu huyết, giữ ấm cơ thể nên rất tốt cho người bệnh phong tê thấp.
Cách dùng gừng và hành làm thuốc chữa phong tê thấp:
- Rửa sạch, thái nhỏ hành, giã nát gừng.
- Trộn các nguyên liệu đã sơ chế cùng bã rượu, sau đó sao nóng trên chảo.
- Cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng, chườm lên vùng khớp xương bị đau nhức. Chườm đến khi thuốc nguội thì lại tiếp tục sao nóng lại và chườm.
Trên đây là các cách chữa phong tê thấp phổ biến. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!